Yoga là bộ môn phổ biến dạo gần đây, liệu bạn đã từng nghe đến “Yoga cổ điển” và hiểu tường tận bản chất thật sự của nó. Theo thời gian và thay đổi lối sống của con người và thời đại, Yoga được biến tấu và đánh mất đi cốt lõi của nó. Cùng tìm hiểu về Yoga cổ điển để hiểu rõ hơn về những điều phi thường mà Yoga đem lại cho chúng ta nhé!

Bản chất thật sự và ý nghĩa của Yoga

Yoga Cổ Điển chìa khóa cho cuộc sống an nhiên và hạnh phúc. – Nguồn: Sưu tầm

Trước khi đào sâu về Yoga cổ điển, bạn đã hiểu về ý nghĩa thật sự của Yoga là gì? Là bộ môn sử dụng các động tác vật lý kết hợp hơi thở, giúp cơ thể khỏe mạnh, giúp bạn có vóc dáng mơ ước,…? Những gì bạn đang nghĩ đến quả không sai, nhưng hoàn toàn chưa đủ về Yoga.

“Yoga means Union” – Sadhguru, một yogi có tầm ảnh hưởng lớn đã cho rằng Yoga là sự hợp nhất theo nghĩa đen, không đơn thuần là một hình thức để luyện tập. Thông qua các nghiên cứu khoa học, vũ trụ này thật ra là hợp nhất, tồn tại dựa trên một nguồn năng lượng duy nhất. Con người chúng ta hầu như có những trải nghiệm và định nghĩa về vũ trụ bao la này không đúng theo cách mà nó vận hành, chúng ta tự nhìn nhận chúng ta là một cá thể độc nhất. Vậy làm thế nào phá vỡ những thiên kiến vốn đó, đạt đến trạng thái hợp nhất, yoga chính là câu trả lời. Có rất nhiều phương thức giúp chúng ta tiếp cận và thông qua Asanas – các tư thế chỉ là một trong những khía cạnh của yoga.

Yoga giúp chúng ta phá vỡ được những vòng tuần hoàn “nhàm chán”. Hãy thử chậm rãi cảm nhận cách cuộc sống trôi qua. Bạn vẫn luôn biết trái đất luôn quay theo quỹ đạo, và tất nhiên mọi vật thể tồn tại trong vũ trụ đều tồn tại và bị chi phối bởi tuần hoàn. Lối đi nào nếu như chúng ta cứ mãi bước đi trên một lộ trình vô hình mà bạn không hề hay biết. Đúng vậy, bạn đang bị đánh lừa đấy! Xâu chuỗi lại những thước phim trong cuộc đời, bạn sẽ nhận ra những tình huống bạn đang phải đối bạn đều có chú kỳ, bạn nhận ra bản thân đang tiến lên phía trước nhưng thật ra không thấy đích đến. Yoga sẽ là tác nhân giúp phá vỡ chu kỳ như một mê cung đó, giúp bạn nhận ra mục đích sống của “chuyến đi”, giúp bạn giải phóng sự giới hạn, mở rộng tầm nhìn và sống chánh niệm hơn.

Vậy Yoga Cổ điển là gì?

Sau khi hiểu rõ hơn bản chất của Yoga, bạn đã nóng lòng để phiêu lưu và tìm hiểu sâu hơn về Yoga cổ điển rồi phải không? Bắt đầu thôi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tổng quan Yoga cổ điển là gì, những nguyên tắc cơ bản, lợi ích cũng như cách ứng dụng Yoga cổ điển len lỏi vào từng hơi thở của cuộc sống này.

Yoga có nguồn gốc từ Ấn Độ, những hạt giống tinh túy của cả một hệ thống toàn diện để đạt được đạt được sự hợp nhất toàn diện từ thể chất, linh hồn và tâm linh. Yoga cổ điển đã tồn tại từ rất lâu, đến mực thậm chí chúng ta không thể xác định được đúng chính xác ngày mà nó bắt đầu. Đồng thời, Yoga cổ điển không có dấu ấn của bất cứ cá nhân và thời đại nào, đơn giản nó song hành cùng vũ trụ từ ngày nó xuất hiện cho đến tận bây giờ và mai sau

Adiyogi Shiva – Yogi đầu tiên, được xem là khởi đầu của Yoga

Adiyogi được coi là Đấng Thầy đầu tiên của Yoga – Nguồn: @IshaFoundation

Yoga Cổ điển là Yoga được truyền tải ở dạng thuần khiết nhất, khởi xướng từ vị Yogi đầu tiên – Adiyogi Shiva, là nền tảng của sự hiểu biết về tồn tại và ý thức của loài người. Sadhguru chia sẻ rất nhiều về những giai thoại về Adiyogi. 

Adiyogi được coi là Đấng Thầy đầu tiên của Yoga, truyền bá nền tảng khoa học cho bảy đệ tử, được gọi là Saptarishis, cách đây hơn 15.000 năm. Sự kiện này được xảy ra được phỏng tính là trước cả sự ra đời của các tôn giáo như Hinduism, Buddhism, Sikhism và Jainism, và cả những bộ kinh điển cổ xưa Vedas “và Upanishads – có tầm ảnh hưởng lớn đến văn hoá và tôn giáo ở Ấn Độ. Có thể nói, Yoga là một phần của di sản tâm linh rất lớn và sâu sắc, đặt dấu mộc quan trọng, khởi xướng cho hành trình tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống và cả sự kết nối với tự nhiên và vũ trụ xung quanh.

Khi nhận ra thật khó để truyền đạt toàn bộ hiểu biết về bản chất con người cho một người hay, Adiyogi đã thu nạp bảy môn đệ tử, sau này được biết đến là các Sapta Rishis, đưa những khía cạnh khác nhau của yoga vào họ, từ đó hình thành bảy hình thức cơ bản của Yoga. Cho dù trải qua sự tiến hoá, yoga được phân chia thành hàng trăm hệ thống, yoga vẫn duy trì 7 hình thức riêng biệt này.

Quá trình truyền đạt những phương pháp để đạt được phiên bản tối thượng của họ, Adiyogi đưa ra 112 phương pháp để giúp con người vượt qua những giới hạn vì trên cơ thể con người có tổng cộng 114 chakras – luân xa, trong đó có 2 luân xa không hiện hữu trên cơ thể vật lý thuộc về những ai vượt khỏi giới hạn của một người bình thường. Adiyogi đưa ra những phương pháp cụ thể gắn liền với cách mà cuộc sống này vận hành, dựa trên chính khoa học.

 “He did not have a teaching”, he only has methods.” và “The methods are 100% scientific in nature”  – Sadhguru đã nói về các phương pháp của Adiyogi. 

Các bài tập Yoga truyền thống không chỉ bao gồm các tư thế Asana về mặt thể chất mà còn là một quá trình – hành trình – để thanh lọc và nâng cao tâm hồn thông qua hơi thở Pranayama cộng với các nguyên tắc đạo đức của Yamas & Niyamas. Theo bậc thầy Yoga Ấn Độ Sadhguru, Yoga cổ điển là một hệ thống hoàn chỉnh nhằm bồi dưỡng sức khỏe thể chất đồng thời khơi dậy hành trình tìm kiếm tâm linh; mang lại sự cân bằng và hoàn hảo không chỉ cho cơ thể, tinh thần mà còn cả tâm trí.

Với Sadhguru Yoga cổ điển không chỉ đơn thuần là các tư thế thể chất mà còn là cửa ngõ để khám phá bản thân và kết nối ở cấp độ sâu sắc với vũ trụ. Do đó, yoga cổ điển là một cách để chúng ta đạt đến mức độ nhận thức và thiết lập sự cân bằng giữa bộ ba thành phần của chúng ta về cơ thể, tâm trí và tinh thần giúp chúng ta bộc lộ những tiềm năng chưa được khai thác của mình, cuốn mình vào điều kỳ diệu mà cuộc sống mang lại.

Không chỉ là những bài tập thể dục thông thường, Yoga còn là một khoa học uyên bác, được minh chứng qua vô số nghiên cứu khoa học về lợi ích to lớn mà nó mang lại từ thuở xa xưa. Yoga không chỉ tác động đến sức khỏe thể chất, mà còn bồi dưỡng tinh thần minh mẫn và tâm hồn an nhiên. Giữ gìn và lan tỏa Yoga cổ điển chính là biểu tượng cho vẻ đẹp tinh hoa và lòng biết ơn sâu sắc của chúng ta đối với món quà vô giá này. Nhưng khi quay về bản chất của sự tồn tại trong vũ trụ bao la, hãy luôn khắc ghi, dù ở thời đại nào, thời thức nào thì con người hay vật chất đều là sự hợp nhất và liên quan đến 1 năng lượng duy nhất, nhấn mạnh rằng là cả vũ trụ với 1 năng lượng. Cổ điển nhưng không hề lỗi thời bởi đó là di sản tác động đến dù ở thời điểm nào đi chăng nữa.

Những nguyên tắc cốt lõi của Yoga Cổ Điển

Theo Sadhguru, nhà sáng lập của trung tâm Isha, Yoga cổ điển là sự kết hợp các yếu tố gồm việc thực hiện các Asanas (tư thế cơ thể), Pranayama (làm sạch và sáng tinh thần) cùng với Yamas và Niyamas (những nguyên tắc đạo đức) để đạt được thể thống nhất, phát triển một các toàn diện về sức khỏe, tinh thần và tâm linh. Và đó cũng là nguyên tắc cốt lõi của Yoga cổ điển mà không thể phá vỡ bởi bất kỳ ai. 

Yamas và Niyamas – hình thành nền tảng cho người tiếp cận Yoga cổ điển

Yamas và Niyamas có vai trò như kim chỉ nam dẫn lối cho những ai muốn tìm hiểu Yoga cổ điển. – Nguồn: Sưu tầm

Là hai nhóm nguyên tắc đạo đức và hành vi xã hội – đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng vững chãi khi luyện tập Yoga cổ điển. Yamas bao gồm các nguyên tắc hình thành đạo đức chuẩn mực, hành vi của con người lên xã hội như sau:

  • Ahimsa (không bạo lực)
  • Satya (chân thành)
  • Asteya (không lấy cắp)
  • Brahmacharya (kiểm soát năng lượng tình dục)
  • Aparigraha (không tham lam)

Trong khi đó, Niyamas hướng đến việc nuôi dưỡng và trau dồi nội tại bên trong về mặt tinh thần và tâm linh, gồm các nguyên tắc:

  • Saucha (sạch sẽ)
  • Santosha (hài lòng)
  • Tapas (kiên nhẫn)
  • Svadhyaya (tự nghiên cứu)
  • Ishvara Pranidhana (tận hiến cho nguyên lý tối cao)

Những nguyên tắc này kiến tạo nên cơ sở đạo đức của người tiếp cận Yoga cổ điển. Thấu hiểu và sáng tỏ điều đúng đắn trong cuộc sống, từ đó lan tỏa được nguồn năng lượng tích cực ra cho người khác và cho cả cộng đồng. Không dừng lại ở đó, cụ thể với nguyên tắc Niyamas tập trung thúc đẩy sự tìm tòi và học hỏi tự thân. Khi người học đã hiểu được những lý lẽ luân thường, những chuẩn mực đạo đức và ý thức về bản thân, họ sẽ vô thức luôn khao khát lan tỏa ý nghĩ tích cực, tăng cường mối quan tâm đến xã hội và có xu hướng mong muốn được tạo ra một môi trường an lành, cân bằng và hoà bình. Nguyên tắc Yamas và Niyamas còn giúp người theo đuổi Yoga cổ điển hiểu rõ mục đích, tăng sự tập trung khi luyện tập, tối ưu luyện tập, từ đó tránh được sự xao nhãng và rối loạn.

Asana – đảm đương sự linh loạt, sức mạnh và sự cân bằng của cơ thể

Asana mang lại sự dẻo dai, sức mạnh tiềm ẩn và sự hài hòa cho cơ thể. – Nguồn: Sưu tầm

Dù có hiểu Yoga cao siêu đến đâu, thì chúng ta không nên bỏ qua yếu tố quan trọng tiếp theo – Asanas – sử dụng cơ thể. Mục tiêu tối thượng của nguyên tắc này ngoài cung cấp giá trị nâng cao sức khoẻ  vật lý mà còn giúp nâng cao sự dẻo dai, linh hoạt và sức mạnh của trí não. Nhờ vậy, cơ thể trở thành một phiên bản hoàn hảo để thiền và lưu thông năng lượng hiệu quả và tối ưu.

Asanas được thiết kế để tăng cường và kích thích sự phát triển của toàn bộ cơ thể vật lý: cơ bắp, khớp xương và cột sống. “Sức khỏe là vàng”, trước khi muốn khám phá hay học hỏi điều gì đó, cơ thể của chúng ta cần trong trạng thái tốt nhất. 

Nhờ và các Asanas mà người học sẽ cảm nhận được cơ thể được “làm sạch”, loại bỏ được những điều xấu xa như độc tố và chất cặn từ cơ thể thông qua việc kết hợp các Asana với hơi thở để kích thích tuần hoàn máu. 

Hơn nữa, qua quá trình thực hiện các tư thế, điều chỉnh và duy trì, sẽ giúp tăng khả năng tập trung và thư giãn. Để dễ hình dung hơn, bạn có một ngày làm việc thật mệt mỏi, đó là một ngày tồi tệ với bạn cùng những suy nghĩ tiêu cực bủa vây. Yoga sẽ đá bay những muộn phiền, giải phóng căng thằng đó với các asana. 

Yoga là khoa học, vì thế những tư thế Asana không phải là ra vẻ mà đều có mục đích. Những tư thế đó được kiến tạo dựa trên việc chú trọng mở rộng nadis và chakra – được gọi là kênh năng lượng và các trung tâm năng lượng. Do đó, các tư thế  giúp cơ thể đạt trạng thái cân bằng năng lượng tốt hơn.

Pranayama – mỗi nhịp thở tuy ngắn ngủi nhưng lại là cốt lõi của sự sống

Pranayama ẩn chứa bản chất của sự sống trong từng nhịp thở. – Nguồn: Sưu tầm

Các Asanas đều phải song hành với hơi thở, mỗi nhịp thở tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng quan trọng khi nó là yếu tố giúp thanh lọc cơ thể. Hít vào, thở ra – không đơn thuần là duy trì sự sống, đối với Yoga cổ điển, Pranayama làm lưu thông khí huyết và năng lượng. Kéo dài từng hơi thở và nghĩ đến hơi thở, đưa hơi thở đến mọi ngóc ngách của cơ thể là điều quan trọng khi luyện tập. Vừa làm sạch độc tố trong cơ thể vật lý và vừa thanh tẩy năng lượng tiêu cực.

Pranayama cung cấp những kỹ thuật thở, kiểm soát hơi thở theo tốc độ và dung lượng. Việc luyện tập các bài tập thở sẽ tăng sức khỏe hô hấp và khả năng lưu thông không khí. Như đã đề cập ở phần chi tiết về Asanas, kiểm soát hơi thở khi đang thực hiện và duy trì các tư thế còn có thể điều chỉnh tâm trí và cảm xúc, đưa con người về trạng thái thả lỏng hoàn toàn để đón nhận những điều tốt lành và tích cực.

Pratyahara – tiền đề của sức mạnh nội tại và chuẩn bị cho việc thiền định

Pratyahara chìa khóa mở ra cánh cửa dẫn đến hành trình thiền định. – Nguồn: Sưu tầm

Pratyahara đóng vai trò vô cùng quan trọng cho  thiền định nhờ vào việc loại trừ sự phân tâm từ các ngoại tốt mà thật sự hướng về nội tại, đẩy khả năng tập trung đến đỉnh cao  – nền tảng của thiền. 

Làm thế nào để loại trừ sự quấy nhiễu không mong muốn từ các yếu tố bên ngoài? Nhờ Pratyahara, người tiếp cận Yoga cổ điển sẽ rút lui các giác quan cảm nhận thế giới bên ngoài để rơi vào trạng thái thiền. Đồng thời, nhờ vào việc không màng quan tâm đến ngoại lực sẽ giúp tâm trí thả lỏng, giảm lo âu và căng thẳng, dọn dẹp tàn thức để bình ổn tâm trí. Pratyahara còn làm tăng cường khả năng tự nhận thức, giúp nhận biết suy nghĩ, cảm xúc và trạng thái tinh thần mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. 

Điểm khác biệt giữa Yoga Cổ điển và Yoga hiện đại:

Khám phá sự khác biệt giữa Yoga Cổ điển và Yoga Hiện đại. – Nguồn: Sưu tầm

Tồn tại từ hàng nghìn năm, dựa trên nền tảng của Yoga cổ điển, Yoga có những biến tấu để phù hợp với thời đại và cuộc sống bận rộn ngày nay. Có thể hiểu rằng, tuy chung gốc rễ nhưng Yoga Cổ điển và Yoga hiện đại có hướng đi hoàn toàn khác nhau. Cùng tìm hiểu xem những điểm khác biệt đó là gì?

Yoga Cổ điển bao gồm các phương pháp thực hành nhằm tập trung vào các tiếp cận toàn diện đến sức khỏe cơ thể và tinh thần, đồng thời tiến đến hành trình thức tỉnh tâm linh. Những phương pháp này đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tuân theo nguyên tắc nhất định và không bị biến đổi theo thời gian. Do đó cũng đòi hỏi sự cam kết lâu dài, tuân thủ hơn so với Yoga Cổ điển.

Yoga hiện đại vẫn tích hợp các yếu tố yoga cổ điển tuy nhiên thường được điều chỉnh sao cho phù hợp hơn với nhu cầu và lối sống hiện đại. Yoga hiện đại có xu hướng đặt nhiều trọng tâm hơn vào việc rèn luyện sức khỏe vật lý và giảm thiểu căng thẳng hơn là tập trung vào giác ngộ tâm linh.

Nói tóm lại, dưới đây là một số điểm chiếm ưu thế hơn ở Yoga cổ điển:

  1. Tính lịch sử và truyền thống: Khi một điều gì đó gắn với cụm từ “cổ điển” tức là nó đã tồn tại từ rất lâu. Yoga cổ điển có mối liên kết mạnh mẽ với triết lý và văn hoá Ấn Độ. Như đã đề cập ở phần trước, hơn 15 nghìn năm trước, ngay cả trước khi hình thành những tôn giáo, vị Yogi đầu tiên đã xuất hiện.
  2. Tập trung vào sự phát triển toàn diện: Hướng đến sự thức tỉnh và giải thoát toàn diện. Và mục tiêu cuối cùng chính là sự giác ngộ. Yếu tố tâm linh là yếu tố không thể thiếu khi thực hành Yoga cổ điển bởi nó là sự kết nối sâu thẳm giữa bản thân với nguồn gốc và với mọi vật thể tồn tại trong vũ trụ.
  3. Nguyên tắc đạo đức và tự kỷ luật cá nhân – nền tảng vững vàng: Yoga cổ điển tôn trọng những nguyên tắc đạo tức vì thế những người theo đuổi cũng cần tuân thủ nghiêm túc.
  4. Tính toàn vẹn và phi thương mại: Ngày nay khi Yoga ngày càng phổ biến, khiến cho Yoga hiện đại phần nào đó bị thương mại hoá. Yoga cổ điển thường được truyền dạy trong một môi trường nghiêm túc và tôn trọng. 
  5. Đa phương pháp thực hành: Yoga Cổ điển đều không giới hạn ở các asana và gồm rất nhiều phương pháp thực hành khác nhau.

4 con đường của Yoga cổ điển: Cơ thể, Tâm trí, Cảm xúc, Năng lượng

Nâng cao hiệu quả luyện tập Yoga cổ điển với một số phương pháp – Nguồn: Sưu tầm

Theo Sadhguru, những điều mà một người có thể trải nghiệm được chính là: cơ thể, tâm trí, cảm xúc, cũng với năng lượng – “nhiên liệu” để xảy ra những yếu tố kia. Vậy khi bàn luận đến các loại Yoga, chúng ta có 4 loại cho 4 khía cạnh: cơ thể, tâm trí, cảm xúc và năng lượng. Mục đích tối thượng của Yoga là giúp con người giác ngộ và đạt được bản chất tối thượng. Thông qua 4 khía cạnh này, mở ra 4 con đường gồm:

  • Karma Yoga: Con Đường Của Hành Động

Là con đường đạt đến sự hợp nhất và toàn diện thông qua hành động vật lý, nhấn mạnh sự cống hiến và sự chăm chỉ. Những hành động này phải là không vị kỷ, thanh tuần, không vụ lợi.

  • Gnana Yoga: Con Đường Của Trí Tuệ

Những người nhanh nhạy về trí óc, ưa chuộng việc suy luận và phân tích, gnana yoga là con đường phù hợp để chạm đến bản chất tối thượng. Trên con đường trí tuệ này, bạn sử dụng lý trí để xuyên thấu bản chất của sự tồn tại và vượt qua các lớp vỏ bọc của ngộ nhận.

  • Bhakti Yoga: Con Đường Của Lòng Mộ Đạo

Bhakti Yoga được ví von là chiếc chìa khóa giúp mở cửa trái tim. Tiếp cận Bhakti Yoga sẽ là hành trình của sự dâng hiến, tận tuỵ, tình yêu, kết nối mạnh mẽ giữa bản thân và điều gì đó lớn lao. Nếu cảm xúc là điều soi rọi và dẫn dắt bạn để đạt được bản chất tối tượng thì đó là Bhakti Yoga.

  • Kriya Yoga: Con Đường Của Hành Động Nội Tâm, chuyển hoá năng lượng

Tinh chỉnh và nâng cao năng lượng, sức mạnh nội tại để đạt được sự hợp nhất và giác ngộ là Kriya Yoga. Nhờ vào sự tập trung và kỷ luật, kriya yoga giúp khai phá sức mạnh nội tại và mở ra những cảnh giới cao hơn của ý thức.

Tuy có 4 con đường và con người thường thắc mắc con đường nào phù hợp với họ, hay ngược lại họ sẽ tận dụng ưu thế nào để đạt đến mục đích cuối cùng của Yoga nhanh chóng hơn. Sadhguru đã cho hay, không thể nào theo đuổi riêng biệt một con đường nào, mà phải là tinh chỉnh, kết hợp, phối hợp cả 4 con đường.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, 4 yếu tố: cơ thể, tâm trí, cảm xúc và năng lượng của con người vô tình bị đẩy đi theo mỗi hướng khác nhau. Cơ thể vật lý đang thực hiện những hành động này trong khi tâm trí và cảm xúc lại đi theo một chiều hướng khác, và cả năng lượng cũng không cùng chiều hướng với cả 3 yếu tố còn lại. Toàn bộ quá trình thực hành Yoga chính là khoa học của việc căn chỉnh những con đường này. Khi cả Karma, Gnana, Bhakti và Kriya này hợp nhất sẽ mở ra một chiều không gian khác bên trong bạn. Điều này hoàn toàn chính xác với bản chất của Yoga, sự hợp nhất là tất cả.

Theo nghĩa đen, “Yoga” tức là “sự hợp nhất”, khi con người trải nghiệm tất cả mọi thứ như một thì đó chính là trạng thái của yoga. Đây cũng là một hệ thông được xác định rõ ràng. Đầu tiên, cần làm việc với cơ thể, kế đến là hơi thở, tâm trí và cuối cùng là năng lượng bên trong.

Chuẩn bị một trạng thái tốt để thực hành Yoga cổ điển hiệu quả

Yoga Cổ Điển hành trình kết nối tâm trí, cơ thể và tinh thần. – Nguồn: Sưu tầm

Yoga cổ điển yêu cầu sự phối hợp của cả cơ thể, tâm trí, cảm xúc và năng lượng, do đó để chuẩn bị tốt hơn cho việc hợp nhất những yếu tố này, dưới đây là một số phương pháp kết hợp khi thực hành Yoga:

  1. Nhắm mắt

Theo Sadhguru, một yogi có tầm ảnh hưởng, đối với con người thì thị giác là giác quan chiếm ưu thế nhất, dễ làm con người dao động nhất. Khi nhắm mắt, có thể nói một nửa thế giới biến mất và lúc này thế giới nội tâm được mở ra trong tâm trí chúng ta. Không thấy ắt không nao núng. Đôi mắt nhắm nghiền tự động các giác quan khác trở nên nhạy cảm hơn, bạn có thể nghe, ngửi và cảm nhận. Do đó, khi thực hành Yoga, nhắm mắt thúc đẩy quá trình nội hoá.

  1. Chiếc dạ dày rỗng tuếch

Khi thực hiện các asanas, bạn tốt nhất không nên nạp thêm gì vào cơ thể bởi qúa trình luyện tập cần điều khiển năng lượng bên trong. Do đó, nếu muốn hấp thu và di chuyển nguồn năng lượng thì đừng nên có bất kỳ rào cản nào. Quá trình tiêu hoá gồm thức ăn nạp vào và chất thải qua quá trình đó đều cần phải loại bỏ trước khi thực hành Yoga.

  1. Nước lạnh

Ngâm mình trong nước lạnh hơn nhiệt độ phòng khoảng từ 5 đến 8 độ C để khai mở các lỗ chân lông giữa các tế bào, nhằm để tế bào có thể hấp thu năng lượng tối đa và sâu sắc nhất có thể.

  1. Lưu ý tần suất thực hành

Quá trình thực hành Yoga với mục tiêu đề cao tự ổn định và thoải mái để duy trì được sự hợp nhất trong một thời gian lâu hơn, đặc biệt khi nhận thức của chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn. Điều quan trọng không nằm ở việc bạn dành 3 buổi một tuần để luyện tập mà là luyện tập khi bạn có thể bằng một cách toàn tâm toàn ý và thật sự nghiêm túc.

  1. Tránh các yếu tố gây sao nhãng như gương và âm nhạc nền

Tối quan trọng là sự tập trung của tâm trí trong khi thực hiện các tư thế chứ thay vì ngắm nhìn cơ thể của bạn hay những người xung quanh qua gương, ngay cả âm nhạc vốn có thể mang lại sự thư giãn nhưng cũng dễ dàng xao nhãng sự tập trung.

  1. Giữ im lặng

Sự im lặng là điều kiện tiên quyết trong Yoga Cổ Điển, không chỉ là quy tắc mà còn là sự tôn trọng bản thân và những người xung quanh. Tiếng trò chuyện dù chỉ nhỏ nhẹ cũng có thể phá vỡ sự kết nối tinh tế giữa cơ thể, hơi thở và năng lượng, ảnh hưởng đến hiệu quả luyện tập.

Trên hành trình tìm về Yoga cổ điển, hãy nhớ rằng kho tàng trí tuệ trường tồn qua ngàn năm, mang đến chìa khóa mở ra cánh cửa tiềm năng vô tận ẩn sâu trong mỗi con người. Yoga cổ điển ẩn chứa tinh hoa cao quý và mục đích tối thượng của Yoga – sự hợp nhất hoàn hảo giữa tinh thần, thể xác và tâm hồn. Hơn cả một bài tập thể dục, Yoga cổ điển là hành trình hướng đến sự tự nhận thức sâu sắc, dẫn dắt bạn đến với bình an nội tâm và viên mãn tinh thần. Mỗi tư thế, mỗi nhịp thở đều mang ý nghĩa và tác động tinh tế, giúp bạn kết nối với bản thân một cách trọn vẹn và khai mở những tiềm năng ẩn khuất. Hãy dấn thân vào hành trình Yoga cổ điển ngay hôm nay để tự mình khám phá sức mạnh biến đổi diệu kỳ. 

Shiva Yoga mang Isha Yoga của Sadhguru đến với bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This field is required.

This field is required.