Tìm hiểu về Mantras Yoga – khám phá sức mạnh của âm thanh

Mantras Yoga là một phương pháp thực hành của Yoga cổ điển, dùng sức mạnh của việc kết nối âm thanh và ý thức. Cùng tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa, lợi ích và cách thực hiện Mantras Yoga để giúp tạo ra sự cân bằng và an yên tinh thần.

Bản chất của Âm thanh tinh thần – Mantras

Mantras Yoga hành trình khám phá sức mạnh tiềm ẩn bên trong bạn. – Nguồn: @Isha Foundation

Mantras dịch theo nghĩa từ tiếng Phạn là “Âm thanh tinh thần”. Khoa học hiện đại ngày nay đã coi bản chất của sự tồn tại là những tần số rung động của các dòng năng lượng. Vậy tức là khi có rung động tức có âm thanh. Hiểu rộng ra hơn về bản chất này thì âm thanh chính là sự tạo hoá, sự tồn tại. Hiểu được ý nghĩa của Âm thanh, vậy những âm thanh con người tạo ra hàng ngày có ý nghĩa như thế nào đến cuộc sống, liệu chúng ta mở ra cánh cửa của một chiều kích không gian khác, hay một chiều hướng khác của cuộc sống mang ý nghĩa tích cực hơn và kể cả là trải nghiệm thế giới bên trong mỗi người hay không? Câu trả lời là có. Thông qua Mantras Yoga bạn sẽ hiểu được sức mạnh và sự diệu kỳ của Âm Thanh. 

Đừng hiểu nhầm, Mantras không phải là bất cứ âm thanh vô nghĩa nào mà bạn tạo ra, mà nó là điều gì đó mà bạn đang nỗ lực để trở thành. Hiểu đơn giản, chính bạn mới trở thành chiếc chìa khoá mở ra không gian kia. Làm chủ âm thanh tức làm chủ cuộc đời của mình bởi nếu âm thanh được tạo ra từ người khác, bạn chỉ có thể lắng nghe. Mantras là những câu thần chú, một bước chuẩn bị cần thiết và đóng vai trò quan trọng. Chỉ với câu thần chú mà có thể có quyền năng mạnh mẽ đến vậy sao!

Nền tảng khoa học của các câu thần chú Mantras

Trọng tâm cần hiểu về nền tảng khoa học của những Mantras đó là âm thanh được tạo ra với cách thực hiện và nhận thức đúng đắn. Mỗi Mantras sẽ kích hoạt được một loại năng lượng cụ thể trên các bộ phận khác nhau của cơ thể con người, tác động sâu sắc đến tâm trí và cơ thể. Hiểu biết về sự khoa học sẽ giúp tạo ra chiều kích mạnh mẽ, trái lại nếu không đặt sự nhận thức khi thực hiện các Mantras đó, không đạt được sức mạnh kì diệu mà trái lại còn có thể phản tác dụng, gây ra những thiệt hại khó lường.

Sự kết nối giữa Âm thanh và Hình thức

Mantra với những khía cạnh cơ bản của tiếng Phạn cổ rất nhạy cảm với âm thanh. – Nguồn:@Isha Foundation

Theo bạn, Âm thanh có thể thể thấy được không? Không, tuy nhiên nếu như bạn dùng một máy ghi âm ghi lại những âm thanh xung quanh thì đoạn ghi âm đó được thể hiện bằng những hình dạng. Nghĩa là, bất cứ âm thanh nào được tạo ra cũng đều tạo ra kèm theo đó là một hình thức, vậy nếu ta làm chủ được âm thanh thì ắt hẳn có thể làm chủ cả hình thức đó. Vì thế Nada yoga chính là cầu nối và chủ chốt giúp con người kiểm soát được năng lực mạnh mẽ của âm thanh, tận dụng và phát huy nó triệt để. Hãy nhớ rằng, thứ cần để tâm của Âm thanh không phải ý nghĩa của nó mà là hình dạn, thể thức của nó. 

Mantras Yoga là gì và lợi ích của hình thức Yoga này?

Mantras Yoga là gì?

Mantra là những âm thanh, từ ngữ hoặc câu thần chú có ý nghĩa tâm linh. Mục đích của Mantras Yoga không chỉ đơn thuần rèn luyện thể chất, mà còn hành trình hướng tới sự cân bằng và hài hòa sâu sắc trong cơ thể, tâm trí và tinh thần. Mantras, những âm thanh, từ ngữ hay cụm từ được lặp đi lặp lại như một bản nhạc tâm linh, thường được viết bằng tiếng Phạn cổ xưa, mang trong mình những ý nghĩa sâu xa và rung động đặc biệt. Mỗi mantra như một cánh cửa mở ra những tầng sâu thẳm trong tâm hồn, tác động đến từng ngóc ngách của cơ thể và tâm trí, đánh thức tiềm năng tiềm ẩn và khơi dậy sự bình an nội tại. 

Lợi ích của Mantras Yoga

Âm thanh của mantra giống như một dòng sông, cuốn trôi mọi muộn phiền – Nguồn: Sưu tầm

Nhờ vào sự lặp đi lặp lại các câu chú, các Yogi sẽ tạo ra được một bức tường vô hình với thế giới bên ngoài, đem lại trạng thái tĩnh lặng đỉnh cao nhưng vẫn có thể kích hoạt những năng lượng tích cực mạnh mẽ và dồi dào, cân bằng các trạng thái cảm xúc và tinh thân một các sâu sắc. Đưa con người đến gần hơn với những rung động, những âm thanh của vũ trụ.

Mantras Yoga giúp dòng chảy năng lượng của con người mạnh mẽ và dồi dào, từ đó dễ dàng mở ra những trải nghiệm sâu sắc hơn về mặt ý thức và tâm linh. Các kĩ thuật khi thực hành Mantras Yoga giúp các Yogi kết nối được những nguyên tử bên trong và sau đó kết nối những nguyên tử đó với vũ trụ. Có thể nói Mantras Yoga rất có lợi trong hành trình phát triển bản thân và thức tỉnh tâm linh.

Không chỉ vậy, Mantras Yoga là chuỗi thực hành Yoga có lợi ích cho trí nhớ và sự tập trung. Những âm thanh tạo ra từ khuôn miệng đều cần vận toàn bộ sự tập trung và hiểu biết về Mantras đó, chứ không hề thốt ra một cách vô nghĩa. Vì thế nâng cao khả năng ghi nhớ và tập trung nguồn năng lượng tâm trí, dễ dàng khai mở và đẩy nó đến giới hạn cao hơn bình thường. Khi tâm trí tĩnh lặng thì mới có thể nhạy cảm với mọi tần số dù là nhỏ nhất. Ngoài yếu tố về mặt tâm linh thì Mantras Yoga vô cùng có lợi để tăng khả năng ghi nhớ và học hỏi.

Cách thực hành Mantras Yoga

Khi bạn lặp lại mantra, bạn đang gieo những hạt giống tích cực vào tâm trí. – Nguồn: Sưu tầm

Để thực hành Mantras Yoga, người thực hiện cần kiểm soát ba yếu tố sau bao gồm Âm thanh, Hơi thở và các Hoạt động cơ học. Các âm thanh sẽ được lặp lại đều đặn, với tông giọng phù hợp và vận dụng sự tập trung của tinh thần. 

Có nhiều loại Mantras để thực hành Mantras Yoga, mỗi Mantras sẽ phục vụ cho những nhu cầu và mục đích khác nhau. Để chọn được một loại câu thần chú khi thực hành Mantras Yoga, Sadhguru khuyến khích mọi người hay nghe thử tất cả các loại cầu chú thuộc bộ Sound of Isha cho tổ chức Isha Foundation phát hành, nghe đi nghe lại đến khi tâm trí bạn có thể chọn được câu chú phù hợp nhất. Việc duy trì sự tồn tại của câu chú trong một thời gian nhất định, nó sẽ giúp bạn thiết lập một bầu không khí và hệ thống ổn định cho riêng bạn. Đó là một môi trường sẽ đưa suy nghĩ và cảm xúc của bạn phù hợp với tần số và năng lượng của bạn. Từ đó, thanh lọc tâm trí, để bạn có thể lắng nghe được những thanh âm vĩ đại hơn từ vũ trụ.

Nói tóm lại, các bước cần thiết để thực hành Mantras Yoga đúng cách như sau: 

  • Bước 1: Chuẩn bị không gian và thời gian:

Là một yếu tố quan trọng để ổn định tâm trí và tặng sự tập trung. Một không gian thoáng đãng, nghiêm túc và yên ắng là môi trường phù hợp để bạn thực hành Mantras Yoga nói riêng và các hình thức Yoga khác nói chung. Tránh xa những yếu tố gây mất tập trung, làm đứt quãng năng lượng ảnh hưởng đến suốt quá trình luyện tập như điện thoại, ti ví, máy tính bảng, hay các thiết bị điện tử khác,… Và tất nhiên, hãy chọn thời điểm mà bạn có thể hoàn toàn thả mình vào qúa trình thực hành Mantras Yoga. Nếu mới bắt đầu, tốt nhất hãy luyện tập khi đang rảnh rỗi và không vướng bận những công việc khác vì như thế tâm trí bạn sẽ rất khó tập trung.

  • Bước 2: Tư thế thoải mái và thả lỏng: 

Cơ thể vật lý của bạn cần được ở trạng thái thoải mái nhất, vừa giúp bạn tập trung tốt hơn, vừa giúp dòng chảy năng lượng bên trong dễ lưu thông hơn. Một chi tiết nhỏ ít người chú ý đó là về trang phục, không nhất thiết phải là trang phục đúng chuẩn Yoga, nhưng hãy là những trang phục thoải mái về kiểu dáng và chất liệu. Tuy là tiểu tiết nhưng nếu không phù hợp cũng sẽ dễ ảnh hưởng đến qua trình thực hành Mantras Yoga của bạn.

  • Bước 3: Tập trung và kiểm soát hơi thở: 

Trước khi chính thức niệm Mantra, hãy nhắm mắt lại và hơi thở cần được kiểm soát, độ sâu và nhịp thở cần được ổn định, hơi thể được lưu thông trên toàn bộ hệ thống cơ thể của bạn. Cơ thể bạn cần cảm nhận được sự lưu thông, làm dịu tâm trí và chuẩn bị bước kế tiếp.

  • Bước 4: Thực hiện niệm Mantra:

Khi đã chuẩn bị tâm thế hoàn hảo, hãy bắt đầu lặp lại Mantra một cách nhẹ nhàng và liên tục. Hãy lặp lại Mantra một cách tự nhiên, tông giọng phù hợp và ổn định, không cần gồng ép hay phải lắng nghe một cách cố gắng.

  • Bước 5: Tập trung vào cảm nhận thế giới nội tâm cùng âm thanh mà bản thân tạo ra

Trong quá trình lặp lại Mantra, hãy sử dụng tập trung vào cảm nhận và ý thức của mình. Cảm nhận những thay đổi trong tâm trí và cơ sở của bạn khi bạn tiếp tục thực hiện. Đừng chú ý đến bất kỳ suy nghĩ hoặc suy nghĩ nào, hãy để chúng tự nhiên trôi qua.

  • Bước 6: Đặt một mục tiêu cụ thể:

Bạn đang hướng về điều gì: sự bình an trong tâm trí, sự kết nối sâu sắc của cảm giác và tinh thần,… Điều đó bạn nên được sáng tỏ để đạt được thông qua qúa trình thực hành Mantras Yoga này.

  • Bước 7: Kết thúc quá trình và trở về thực tại:

Nếu bạn cảm thấy đã đạt được mục tiêu của mình hoặc đã đủ thời gian cho thực hành, kết thúc một cách nhẹ nhàng nhẹ nhàng. Lúc này, hãy thả lỏng cơ thể, mỉm cười và đón nhận khoảng khắc yên bình bên trong của mình.

 AUM và lợi ích khi niệm Mantras này

Không chỉ là âm thanh, mà là cả một hành trình chuyển hóa. -Nguồn: Sưu tầm

AUM được giải thích bởi Sadhguru là các âm “A”, “U”, và “M”. Đây là 3 âm thanh cơ bản nhất mà con người có thể tạo ra. Những âm thanh phức tạp hơn cũng được cấu tạo nên bởi AUM này. Kể cả một trong con người mất đi khả năng nói thì vẫn có thể tạo ra được 3 âm này. 

AUM có ý nghĩa biểu tượng các khía cạnh của vũ trụ và con người, biểu trưng cho sự kết nối của hai yếu tố đó. “A” tượng trung cho sự khởi đầu, “U” mang ý nghĩa của sự phát triển và sự duy trì, còn “M” chính là biểu thị có sự kết thúc và trở về nguồn gốc. Sadhguru chia sẻ rằng, AUM là âm thanh của vũ trụ chứ không mang tính chất tôn giáo, là âm thanh của sự tạo hoá.

Từ đó, mối liên hệ của những yếu tố thuộc về vũ trụ, AUM còn tương ứng đại diện cho thể thống nhất của cơ thể, thứ tinh hoa nhất của vũ trụ này. “A” đại diện cho vùng cổ họ bởi nó liên hệ đến sự bắt đầu cho vạn vật. “U” biểu trưng cho vùng ngực, nơi tiếp nối của cổ họng nhằm biểu thị sự tiếp tục và duy trì. Và “M” tượng trưng cho vùng đầu, nơi kết thúc của một vòng tròn, điểm cuối của một hành trình. 

Vì vậy khi âm thanh AUM, hòa quyện cùng hơi thở và tâm trí tĩnh lặng, đánh thức nguồn năng lượng tiềm ẩn trong mỗi tế bào, kết nối chúng ta với vũ trụ. Hơn cả một âm thanh, AUM là hành trình hướng nội, mở rộng ý thức, kết nối tâm hồn và mang lại bình an, thịnh vượng cho cuộc sống.

Tìm hiểu về Bhuta Shuddhi – phương pháp thanh lọc ngũ hành

Bhuta Shuddhi là một hệ thống Yoga giúp thanh lọc ngũ hành cấu thành vạn vật trong vũ trụ gồm: đất, nước, gió, lửa và không gian. Cùng giải mã ý nghĩa và lợi ích của Bhuta Shuddhi trong việc định hình cơ thể để hướng con người đến sự tối thượng của hạnh phúc.

Khởi nguồn của sự tồn tại qua hiện diện của ngũ hành

Bhuta Shuddhi điều hòa và duy trì sự cân bằng hài hòa giữa năm yếu tố – Nguồn: @Isha Foundation

Cái tên Bhuta Shuddhi được hiểu khi tách nghĩa như sau: “Bhuta” tức là pancha bhutas hay hiểu rõ hơn là 5 yếu tố, và “Shuddhi” được dịch ra là “làm sạch” hoặc “thanh lọc”. Theo chia sẻ của Sadhguru, vị yogi đáng kính và là nhà sáng lập của trung tâm Yoga nổi tiếng tại Ấn Độ cũng như trên toàn thế giới mang tên Isha Foundation, Bhuta Shuddhi là thực hành cơ bản nhất của hệ thống Yoga. Có thể hiểu rằng, trước khi đến với những cánh cửa lớn hơn trong quá trình phát triển bản thân bằng Yoga thì việc đầu tiên bạn cần phải nắm chắc đó là thanh lọc 5 yếu tố.

Vốn dĩ, thực thể mà chúng ta gọi là “cơ thể của tôi” này là sự hiện diện của 5 yếu tố cơ bản nhất gồm đất, nước, không khí, lửa và không gian. Xét về phương diện sức khoẻ vật lý, để đạt được trạng thái vui vẻ, hạnh phúc, khoẻ mạnh và giác ngộ thì cả 5 yếu tố này đều cần được kiểm soát và giữ ở trạng thái cân bằng. Kế tiếp đến phương diện sâu xa hơn là mặt tâm linh, khi thực hiện các phương pháp như yama, niyama, pranayama, asana, dharana, dhyana, samadhi hay sonya thì quy về bản chất thì nó cũng dựa trên Bhuta Shuddhi mà thôi. Vì vậy, Bhuta Shuddhi chính là nền tảng của hệ thống Yoga. Khi thực hành thanh lọc 5 yếu tố vào Bhuta Shuddhi tức là bạn đang làm chủ 5 yếu tố này, và cũng chính là làm chủ sự tồn tại.

Ý nghĩa của việc kiểm soát ngũ hành

Thanh lọc các nguyên tố đánh thức sức mạnh tiềm ẩn của bạn – Nguồn: Sưu tầm

Bhuta Shuddhi, hay là việc thanh lọc ngũ hành, không chỉ là một phần quan trọng mà còn là một khía cạnh thiết yếu của hệ thống Yoga. Tại sao lại như vậy? Không thể phủ nhận rằng, bản thân mỗi người đều sẽ có một khả năng nhất định với các yếu tố vì chúng rất cần thiết để duy trì sự sống. Ngũ hành càng có tổ chức và cân bằng trong chúng ta thì cơ thể chúng ta sẽ càng khỏe mạnh và khỏe mạnh hơn.

Việc thanh lọc và cân bằng ngũ hành nghe có vẻ dễ dàng nhưng thật ra không phải ai cũng có thể thực hiện một các hiệu quả. Do đó, cần có những phương pháp cụ thể tập trung vào việc làm chủ ngũ hành bên trong con người. Bhuta Shuddhi có thể được thực hành theo cách rất đơn giản hoặc theo cách phức tạp hơn tuỳ vào từng trường hợp.

Với các phương pháp Bhuta Shuddhi cao cấp và phức tạp hơn, nhiều sẽ e ngại về độ khó, thì hoàn toàn có thể tận dụng khi những người có khả năng cao hơn thực hành phương pháp này. Chẳng hạn như nghỉ lễ ancha Bhuta Kriya được diễn ra hàng tháng tại Dhyanalinga của trung tâm Isha Foundation, đây là cơ hội tuyệt vời để ngồi yên và thừa hưởng năng lượng mạnh mẽ đó.

Ngũ hành tạo nên cơ thể chúng ta và cách chúng ta có thể phối hợp với chúng một cách có ý thức để cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của mình. Bằng cách nhận thức rõ hơn về cách những yếu tố này ảnh hưởng đến chúng ta, chúng ta có thể khai thác sức mạnh của chúng để chữa lành bản thân và sống một cuộc sống cân bằng hơn.

Vậy tại sao cần phải thanh lọc ngũ hành?

Bhuta Shuddhi không chỉ là yoga, đó là nghệ thuật sống – Nguồn: @Isha Foundation

Vũ trụ, thế giới và loài người, vạn vật tồn tại đều được cấu thành từ ngũ hành. Một yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến những yếu tố trong hệ ngũ hành – Karma (nghiệp). Mỗi người trong chúng ta sẽ có những nền tảng văn hoá và giáo dục hoàn toàn khác nhau, những yếu tố này khiến loài người ngộ nhận rằng mỗi cá thể là bản thể độc nhất, đó chính là karma, là nhận thức. Và nghiệp chi phối ngũ hành bên trong chúng ta mạnh mẽ, trở thành những rào cản, những ranh giới. Khi thực hành thanh lọc ngũ hành, tức là chúng ta đang làm sạch các yếu tố khỏi những thông tin tích lũy qua quá trình tồn tại, hiểu theo ngữ cảnh này là loại bỏ nghiệp. Một khi loại bỏ được chất nghiệp này, con người sẽ vượt qua được những khuôn mẫu cứng nhắc kia để đánh thức khả năng tiềm ẩn và tìm kiếm đến hạnh phúc và viên mãn.

Trong khái niệm của con người, “tinh khiết” là tính từ được cho là tốt để miêu tả về một yếu tố. Nhưng đó chỉ là góc nhìn chủ quan của con người. Xét về ngũ hành, việc thanh lọc ngũ hành không phải khiến cho nó trở nên tinh khiết nhất có thể mà là khiến các yếu tố có lợi với chúng ta. Những thứ có thể ảnh hướng đến các yếu tố mà con người tương tác đó chính là suy nghĩ, cảm xúc và nhận thức. Vậy đúc kết lại, thanh lọc ngũ hành là làm cho mỗi yếu tố có lợi và dung hoà với con người, và nó là nền tảng vững chãi cho mọi sự phát triển khác

Những lưu ý để thực hiện Bhuta Shuddhi đạt hiệu quả tối đa

  • Thực hiện Bhuta Shuddhi có chủ đích: Mặc dù Bhuta Shuddhi có thể xảy ra một cách vô thức, chẳng hạn như khi một số cá nhân thay đổi bầu không khí xung quanh chỉ bằng sự hiện diện của họ. Tuy nhiên, thực hành Bhuta shuddhi một cách có ý thức có thể hiệu quả hơn.
  • Bhuta shuddhi cần được thực hành với sự tận tâm, đừng khiến nó trở thành bài tập về nhà một cách máy móc: Tâm trí, cảm xúc, năng lượng và cơ thể của bạn – mọi thứ đều nên tham gia vào việc này. Nếu không có sự đồng điều của các yếu tố này, bạn vẫn có thể nhận được những lợi ích vật chất nhất định, nhưng bạn sẽ chẳng thể hiểu được chiều sâu và chiều hướng của quá trình. Sự tận tâm đổi lại sự bền vững, nếu bạn cống hiến hết mình cho nó, quá trình đơn giản này có thể thay đổi những nền tảng cơ bản trong cuộc sống của bạn.

Lợi ích của phương pháp Bhuta Shuddhi

Bhuta Shuddhi hành trình khám phá và kết nối với bản chất nguyên sơ của chính mình – Nguồn: Isha Foundation

Đây là phương pháp thực hành Yoga nhằm sắp xếp lại hoạt động của các yếu tố trong hệ ngũ hành bên trong mỗi người, đưa các yếu tố về đúng với bản chất có lợi nhất trong hệ thống con người. Bằng cách thực hành Bhuta Shuddhi, dù chỉ ở mức độ nhỏ, bạn có thể trải nghiệm những thay đổi vĩnh viễn bên trong chính mình. Không giống như các phương pháp thực hành khác có thể mang lại kết quả tạm thời. Bhuta Shuddhi là một quá trình chậm rãi, cơ bản và bền vững. 

Bằng cách làm sạch và cân bằng các yếu tố ngũ hành hành – đất, nước, không khí, lửa và không gian – Bhuta Shuddhi giúp đảm bảo rằng cơ thể và tâm trí hoạt động một cách hài hòa và hiệu quả nhất.

  • Một trong những lợi ích rõ ràng của Bhuta Shuddhi là việc giữ cho hệ thống cơ thể và tinh thần hài hòa và cân bằng. Nhờ vào việc loại bỏ và bài trừ những nguồn năng lượng tiêu cực, thông qua phương pháp này giúp tạo ra một môi trường nội tại đầy lý tưởng cho sự phát triển toàn diện
  • Tiếp theo, việc thanh lọc 5 yếu tố trong ngũ hành giúp cơ thể con người dồi dào năng lượng tích cực, tăng tính linh hoạt trong việc xử lý hoặc thay đổi các trạng thái ở mức năng lượng cao hơn, giúp tạo ra một cơ sở vững chắc để tiếp nhận sự thay đổi về mọi mặt đối mặt
  • Bhuta Shuddhi nâng cao trí tuệ và nhận thức, tăng cường sự nhạy bén và tập trung. Mở rộng nhận thức của người thực hành để vượt qua những khuôn mẫu ràng buộc làm hạn chế tiềm năng bên trong họ.
  • Cuối cùng, phương pháp này giúp con người tạo ra tiền đề vững chắc để làm chủ hoàn toàn ngũ hành. Khi thực hành đều đặn, họ có thể phát triển sự nhận thức về cơ thể và tâm trí, sau đó đạt được sự tự chủ và kiểm soát hoàn toàn đối với cuộc sống. Mang đến lợi ích không chỉ cho sức khỏe mà còn cho sự phát triển tinh thần và tinh thần của mỗi người.

Góc nhìn khoa học về phương pháp thanh lọc ngũ hành

Bhuta Shuddhi mở ra cánh cửa đến với sự bình an và hạnh phúc đích thực. – Nguồn: Isha Foundation

Trong cơ thể con người có bao gồm 70% là nước, yếu tố đất chiếm 12%, 6% là không khí, 4% là yếu tố lửa và phần còn lại là không gian. Soi chiếu về bản chất cách sự sống phát triển, trái đất cũng có nước là yếu tố chiếm tỉ trọng cao nhất. Việc nạp những thực phẩm giàu nước như trái cây và rau củ có thể làm sạch cơ thể và duy trì hàm lượng nước, tất nhiên là ngoài việc uống nước. Theo các nghiên cứu khoa học, cả bốn yếu tố đất, nước, lửa và không khí đều có ký ức (đặc biệt là nước và đất). 

Trong quá trình sắp xếp lại các yếu tố thuộc hệ ngũ hành, cần lưu ý những mức độ của việc ổn định từng yếu tố có ảnh hưởng như thế nào. Nếu bạn có thể thanh lọc dòng nước bên trong bạn, cơ thể bạn sẽ đạt đến trạng thái cân bằng và ổn định. Ở cấp cao hơn, làm việc với yếu tố đất bạn đã chinh phục được phiên bản cao cấp hơn của bản thân mình. Kế đến là sự kiểm soát không khí, bạn đã đến ngưỡng của sự hoàn hảo. Và cuối cùng là yếu tố lửa, nguyên tố khó để thanh lọc nhất, kiểm soát được yếu tố này, bạn sẽ đạt được những điều kỳ diệu và chạm đến sự giác ngộ. Mục tiêu cuối cùng là để mọi người nhận ra tiềm năng này trong bản thân và sống một cuộc sống có sự lựa chọn có ý thức.

Là một trung tâm Yoga nổi tiếng, Isha Foundation được thành lập bởi Sadhguru, một Yogi thông thái và đầy động lực. Họ đã giới thiệu phương pháp thực hành bí truyền và phức tạp của Bhuta Shuddhi đến đông đảo khán giả hơn. Những người tìm kiếm sự khám phá bản thân và phát triển cá nhân giờ đây có thể dễ dàng học và thực hành kỹ thuật mạnh mẽ này được cho là sẽ dẫn đến sự chuyển đổi hoàn toàn thông qua khoa học cổ xưa về Yoga. 

Bhuta Shuddhi, nói một cách ngắn gọn, là quá trình thanh lọc năm yếu tố, đây không phải là một kỹ thuật đơn thuần mà là một hành trình chuyển hóa sâu sắc, hài hòa giữa cảm xúc, tinh thần, ý thức và năng lượng. Khi hòa nhập Bhuta Shuddhi vào cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ khám phá ra sự hài hòa và cân bằng từ bên trong . Hãy bắt đầu những trải nghiệm kì diệu cùng với phương pháp mạnh mẽ này và đích thân chiêm nghiệm hành trình làm chủ ngũ hành, làm chủ sự tồn tại nhé! 

Những điều bạn cần biết về Yantras

Yantras những biểu tượng hình học thiêng liêng, là cầu nối tinh xảo giữa khoa học cổ xưa và nghệ thuật thị giác, khai mở cánh cửa dẫn tới nguồn năng lượng vũ trụ vô tận. Trong hành trình Yoga đầy màu nhiệm, Yantras như những viên ngọc quý, soi rọi và nâng đỡ bước chân người tìm kiếm sự hoàn thiện bản thân và khai phá tâm linh. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá thế giới siêu hình của Yantras, để thấy rõ hơn sức mạnh tiềm ẩn và sự ảnh hưởng sâu sắc của chúng đến đời sống tâm linh và thực tiễn của con người.

Giải mã Yantras thực chất là gì?

Yantra một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra với sự tỉ mỉ và mục đích tâm linh sâu sắc – Nguồn: Sưu tầm

Dịch từ tiếng Phạn, Yantra chính là máy móc, được xem là một công cụ mạnh mẽ cấu thành từ sự sắp đặt tinh chỉnh chính xác và có mục đích cụ thể của mỗi hình thức. Đây là một cỗ máy có hai phần là đòn bẩy và các bánh răng, có các cấu trúc hình học đặc biệt. Yantras có rất nhiều loại, từ đơn giản đến phức tạp tùy thuộc vào mục đích của hình thức. Ở hình thái đơn giản nhất, Yantra mang ý nghĩa vật chất hay năng lượng, dựa vào các mô hình năng lượng có cấu trúc để nâng cao cuộc sống và phát triển con người.

Yantra được tạo ra vô cùng tỉ mỉ và có mục đích phục vụ vì thế nó được thiết kế nhằm tạo ra dòng năng lượng để bổ trợ, tăng cường và điều chỉnh chiều của cuộc sống con người. Một Yantra có thể gồm nhiều lớp và các hình thức khác nhau với các chất liệu kim loại khác nhau như đồng, vàng, bạc tuỳ vào mục đích sử dụng. Những chất liệu này là chất dẫn truyền hoàn hảo bởi tính chất vật lý dẫn nhiệt và dẫn năng lượng, có khả năng lưu trữ và khuếch tán mạnh mẽ dòng năng lượng. Trên mỗi Yantra sẽ có các hình học với ý nghĩa riêng biệt tượng trưng cho các khía cạnh của vũ trụ và con người, đặc biệt ở các Yantras truyền thông sẽ có một điểm gọi là bindu. Bindu là điểm trung tâm của Yantra vì nó được cho là nguồn gốc của sự tạo hoá nó mang sự tập trung năng lượng mạnh nhất. Khi kết hợp nhiều Yantra lại với nhau sẽ tạo thành một cỗ máy Yantra lớn và phức tạp hơn, mang sức mạnh cũng to lớn hơn. Có thể thấy rằng Yantras chính là hình thành dựa trên những hiểu biết sâu sắc về khoa học và vật lý học, nhấn mạnh mối liên hệ giữa con người và vũ trụ.

Theo Sadhguru, một nhà tâm linh nổi tiếng và là nhà sáng lập của một trong những trung tâm Yoga Cổ điển lớn và có tầm ảnh hưởng nhất Isha Foundation, có những chia sẻ thú vị về bản chất và công dụng của Yantras. Ông nói rằng Yantra chính là những cỗ máy siêu hình mạnh mẽ có thể tăng cường khả năng của con người, bổ trợ và tạo điều kiện thuận lợi hơn khi con người tương tác với thế giới vật chất và siêu hình. Sadhguru cho hay rằng cơ thể con người chúng ta chính là một cỗ máy phi thường và phức tạp nhất trong vũ trụ này. Thế nhưng để di chuyển, tại sao con người lại muốn sử dụng những phương tiện khác được nâng cấp từ xe đạp, xe máy và ô tô. Là bởi vì với sức người và hai chân thì quãng đường, sức lực bỏ ra và thời gian bỏ ra để đến đích tốn nhiều hơn việc dùng sự trợ giúp các phương tiện đó. Yantra cũng vậy, nó chính là công cụ giúp con người đi nhanh hơn trong hành trình tìm đến sự phát triển tinh thần và tâm linh. Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ này con đề cao việc những cỗ máy, công cụ có mạnh mẽ đến đâu cũng đều vô nghĩa nếu không có con người. Yantra là công cụ giúp chúng ta nâng cao thể chất mà chúng có.

  • Sự bảo tồn năng lượng mạnh mẽ của Yantras như thế nào? 

Yantra được xem như những bảo vật mang năng lượng mạnh mẽ, không dễ lụi tàn nếu được bảo dưỡng đúng cách. Việc bảo dưỡng bao gồm làm sạch thường xuyên, sạc năng lượng bằng ánh sáng mặt trời hoặc mặt trăng, sử dụng trong thiền định.

Yantra, như một cánh cửa mở ra thế giới tâm linh, mang đến cho người thực hành những lợi ích sâu sắc về mặt tinh thần và tâm lý. Tuy nhiên, hiệu quả của Yantra không phải là một công thức chung, mà đó là một hành trình khám phá cá nhân, nơi mỗi người sẽ tìm thấy những giá trị riêng biệt và ý nghĩa riêng cho mình.

Việc kết hợp Yantra với các thực hành tâm linh khác như thiền định hay yoga sẽ giúp tăng cường hiệu quả và mở ra những cánh cửa mới trên hành trình tìm kiếm đến sự bình an và khai sáng nội tâm.

  • Ảnh Hưởng Lâu Dài Của Yantras

Từ việc nâng cao nhận thức tâm linh, cải thiện sức khỏe tinh thần và cảm xúc, đến việc thúc đẩy sự chuyển hóa cá nhân tích cực, Yantras có thể mang lại những thay đổi sâu sắc và lâu dài cho người thực hành, giúp họ khám phá tiềm năng tiềm ẩn và sống một cuộc sống ý nghĩa hơn.

Cách bảo dưỡng Yantras vào Nhật thực

Yantras là biểu tượng thiêng liêng, nguồn năng lượng vô tận. – Nguồn: Sưu tầm

Các sự kiện liên quan đến các thực thể vũ trụ, cụ thể là Nhật thực rất phù hợp để bảo trì và gia tăng năng lượng do Yantras bởi đây là thời điểm năng lượng được đẩy lên cao nhất.

Đầu tiên, hãy xem dự đoán về các sự kiện này chính xác để chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết đó là lá neem hoặc vải cotton trắng được nhuộm nghệ và phơi khô. Để đến trong thời gian xảy ra Nhật thực, toàn bộ Yantras được phủ kín bằng một trong hai vật này. Quá trình che kín để nạp năng lượng này cũng là thời điểm hoàn hảo để dung hòa năng lượng của bạn với vũ trụ vì thế vạn cũng có thể thực hành Yoga vào lúc này.

Sau quá trình Nhật thực, lá neem hoặc miếng vải nhuộm nghệ dùng để phủ lên Yantra bạn có thể tiến hành đốt hoặc chôn, hoặc cũng có thể tái sử dụng cho những lần Nhật thực kế tiếp, tuyệt đối không sử dụng miếng vải với mục đích khác.

Ngoài ra, nếu không chuẩn bị được lá neem hay vải nghệ, có thể thay thế bằng lá vilvam nhưng tránh Devi Yantras hay Gudis.

Yantras có lợi ích cụ thể lên đời sống con người

Yantras dẫn lối đến sự bình an và giác ngộ – Nguồn: @Isha Foundation

Được xem là một công cụ giúp đả thông dòng chảy năng lượng, đem đến môi trường tích cực để con người phát triển sức mạnh cá nhân và cả sự phát triển tâm linh.

Một kiến thức vật lý căn bản nhất mà ai trong chúng ta cũng biết đó chính là lực ma sát. Sadhguru đã ví “lực ma sát” này là những khó khăn và thách thức mà con người sẽ gặp phải khi theo đuổi một mục tiêu nào đó. Là một điều không thể tránh khỏi, vậy làm sao để đối mặt? Đó là đối diện và quản lý để giảm thiểu tối đa tác động của nó lên đời sống không chỉ là về mặt vật chất mà còn cả tinh thần. Nếu cứ mãi cọ xát, giãy dụa với chỉ khiến lực ma sát trở nên mạnh hơn, khiến con người dễ nản chí và buông bỏ mục tiêu, thậm chí dần hình thành ác cảm với chính mục yêu mà trước đó không lâu họ theo đuổi. Sadhguru đề cập đến Yantras, một hình thức của sự hỗ trợ từ mặt tâm linh, như một công cụ giúp giảm thiểu áp lực của sự ma sát. Bởi Yantras được tạo ra để giúp đả thông dòng chảy năng lượng và mang đến sự tích cực trong môi trường sống cho con người, giúp chúng ta bớt đi phần nào những rào cản, xoa dịu nỗi mệt mỏi và phiền toái. 

Vậy có những Yantras nào?

Linga Bhairavi Yantra này được cho là mang năng lượng của nữ thần Linga Bhairavi – Nguồn: @Isha Foundation

Những Yantras mang tính cộng đồng mang đến sức mạnh bao phủ cả một vùng nơi nó tọa lạc.

Từ xa xưa, Yantras có thể nói là một phần không thể không có trong những nơi cho là trung tâm tâm linh và mang tính cộng đồng. Vì thế các ngôi đền được xây dựng và xem là những Yantra và có năng lực mạnh mẽ bap phủ cả một vùng, mang đến những lợi ích chung cho những người sinh sống xung quanh đó. Ở khu vực miền Nam Ấn Độ đã tồn tại một ngôi đền như vậy, mang tên Pancha Bhuta, thiết kế và xây dựng nhằm phục vụ cho 5 yếu tố cấu thành vũ trụ gồm đất, lửa, không khí, nước và không gian, từ đó có thể thu hút và phân bổ năng lượng của vũ trụ và khuếch tán nó đến phạm vi rộng lớn hơn.

Những Yantras có phạm vi nhỏ hơn nhưng nguồn năng lượng vô cùng mạnh mẽ. Khi thế giới ngày càng phát triển, năng lượng của cả trái đất dần thay đổi và dường như việc duy trì những yantras có tính cộng đồng như thế rất khó đạt được hiệu quả tối đa. Vì thế những Yantras được tạo ra thu nhỏ phạm vi hơn, tuy không bao trùm như những yantras cộng đồng nhưng đổi lại sự tập trung năng lượng vô cùng mạnh mẽ. Điển hình là Linga Bhairavi Yantra, công cụ này tạo ra một không gian nhất định trong không gian của riêng bạn và hiệu quả đem lại vô cùng to lớn.

Một cỗ máy điển hình và nổi tiếng: Linga Bhairavi Yantra

Linga Bhairavi Yantra đón nhận sự gia trì từ nguồn năng lượng vũ trụ mạnh mẽ. – Nguồn: @Isha Foundation

Một công cụ điển hình hay được Sadhguru nhắc đến trong những bài giảng của mình về Yantra đó là Linga Bhairavi Yantra. Đây là một cỗ máy đặc biệt được thiết kế với cấu trúc khác biệt để giúp mở rộng các khía cạnh nhất định trong đời sống của con người gồm có khả năng tác động đến môi trường xung quanh, thay đổi số phận và dìu dắt con người đi trên con đường số phận đó. Linga Bhairavi Yantra hoạt động dựa trên mặt vật lý và năng lượng. 

Bhairavi Yantra, một loại Yantra được tạo ra nhằm hỗ trợ và xoa dịu những khó khăn trong cuộc sống nhờ vào sự ban phước của nữ thần Devi. Xoa dịu ở đây vừa là giúp giảm thiểu những cản trở mà còn giúp các hoạt động diễn ra trôi chảy và nhẹ nhàng hơn. Với sự ân điển từ nữ thần Devi, Bhairavi Yantra là công cụ hỗ trợ có sự bảo hộ bởi một sức mạnh to lớn vô hình và vô cùng thiêng liêng, một phương tiện hoàn hảo cho việc phát triển và tinh chỉnh mặt tâm linh của con người.

Khác với một số Yantras truyền thống, trung tâm của Bhairavi Yantra không phải là Bindu mà là một Linga. Sadhguru giải thích rằng, đây không phải là một sự cách điệu vô nghĩa mà là sự nâng cấp cỗ máy để đẩy năng lực của Yantra đến đỉnh cao nhất. Bindu được coi là điểm khởi nguồn của tạo hoá, vậy tức nó cũng là hình thức của linga. Hiểu sâu hơn thì Linga thể hiện ý nghĩa rõ ràng hơn là Bindu. Nếu ví năng lượng là một phần mềm thì linga chính là ngôn ngữ của phần mềm đó. Để triển khai sức mạnh cần dựa vào hình dạng và tính chất vật liệu của linga. Các phần khác của Yantras trở thành nền tảng ổn định lưu trữ năng lượng. Đó là lý do khiến cho sức mạnh của Linga Bhairavi Yantra là có thể tồn tại qua nhiều đời người.

Tóm lại, Yantras không dừng lại là những nét văn hoá truyền thống mà còn là công cụ năng lượng mạnh mẽ giúp thu thập, lưu giữ, dẫn truyền và khuếch đại năng lượng của vũ trụ, nhằm mục đích nâng cao tinh thần, cải thiện cuộc sống của con người theo nhiều chiều hướng khác nhau. Là một trợ thủ đắc lực cho hành trình phát triển cá nhân và kết nối với thế giới siêu hình, là sự kết hợp hoàn hảo của tính khoa học và tâm linh được tùy chỉnh để nâng cao trải nghiệm con người trên nhiều cấp độ.

Hy vọng rằng, bài viết vừa rồi đã đưa đến những kiến thức hữu ích về “Yantra là gì?”, đồng thời khai thác những tầng ý nghĩa sâu hơn về mặt ý nghĩa, tâm linh và ứng dụng trong cuộc sống của nó lên cuộc sống của con người. Nhờ những góc nhìn thực tế và trực diện với những cơ sở lý thuyết khoa học mà ta có thể hiểu rõ hơn những hiểu biết về vũ trụ và con người của trí tuệ cổ xưa thật sự là cả một gia tài, không chỉ hữu dụng ở thời xa xưa mà thậm chí còn là công cụ hữu dụng giải quyết được những vấn đề của cả xã hội hiện đại ngày nay. Quả thật thật kỳ phải không nào!

Giới thiệu về Isha Kriya – một bài thiền đơn giản nhưng đầy lợi ích

Trong triết lý Yoga Cổ điển, Thiền là phương pháp nhằm giúp con người đạt đến sự tĩnh lặng hoàn toàn của con người, tăng cường sức khỏe tinh thần và cùng những lợi ích khác. Ngày này, thiền được phổ biến nhiều hơn với sự chữa lành và giảm thiểu căng thẳng. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá về một bài thiền đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả mang tên Isha Kriya do Sadhguru, một nhà tâm linh có tầm ảnh hưởng sáng tạo nên.

Giới thiệu về Isha Kriya

Isha Kriya là phương pháp thiền đơn giản, mạnh mẽ, dễ thực hành mọi lúc mọi nơi – Nguồn: Sưu tầm

Cắt nghĩa của Isha Kriya để hiểu ẩn ý đằng sau của cái tên. “Isha” mang nghĩa nguồn gốc của sự sáng tạo, đây cũng là cái tên mà Sadhguru đặt tên cho tổ chức phi lợi nhuận Isha Foundation. Trong khi đó “Kriya” được hiểu là “hành động nội tại”. Isha Kriya được tạo ra mới mục đích giúp con người chạm đến nguồn gốc sâu thẳm bên trong, từ đó tạo ra được cuộc sống theo đúng mong muốn và tầm nhìn của họ. Đồng thời, luyện tập bài thiền Isha Kriya giúp người thực hiện cải thiện sức khỏe theo thời gian, mang đến trạng thái tinh thần bình yên, cân bằng, tràn trề năng lượng và hạnh phúc.

Isha Kriya là một phương pháp thiền rất độc đáo, đơn giản để bất cứ ai cũng có thể luyện tập bất cứ thời điểm nào tại bất cứ đâu, nhưng lại rất mạnh mẽ và đem lại nhiều lợi ích . Đây là phương pháp tập luyện được sáng tạo bởi Sadhguru, một nhà thần bí và cũng là một yogi có thể nói là nổi tiếng và có sức ảnh hưởng trên thế giới. Với hiểu biết của ông về Yoga vô cùng sâu rộng, đó là nền móng của những điều mà ông truyền đạt đến mọi người. Cùng với đó là những trải nghiệm cá nhân thực thế và sâu sắc, Sadhguru đã cho ra đời Isha Kriya. Bài thiền vô cùng tiện lợi và dễ tiếp cận tất cả mọi đối tượng, ở mọi độ tuổi hay trình độ kinh nghiệm thiền. Trọng tâm của Isha Kriya là tạo ra sự kết nối của hơi thở và tâm trí, mở ra một không gian khác vô cùng tĩnh lặng và yên bình. 

Để nói về lợi ích của Isha Kriya mang đến thì ta có thể dùng tính từ “đặc biệt” để mô tả. Không đơn thuần chỉ là bài thiền để hít thở và tịnh tâm. Nếu luyện tập theo đúng cách thì đây là một công cụ mạnh mẽ khiến con người có thể thay đổi cảm nhìn và góc nhìn về cuộc sống. Không dừng lại ở việc hít thở – lắng nghe, mà còn là việc chạm đến bản ngã của chính mình, khai phá những tiềm ẩn sâu sắc của bản thân và thậm chí là vũ trụ bao la xung quanh sự sống này. Theo chia sẻ từ Sadhguru, 3 yếu tố cần chú tâm khi luyện tập Isha Kriya là hơi thở – ý thức – nhận thức, khi kết hợp được ba yếu tố này một cách tối ưu, đẩy năng lượng đến đỉnh cao, con người có thể trở thành phiên bản siêu phàm đến mức khiến người khác kính trọng. Tuy nhiên, con người dù siêu phàm hay không thì vẫn chỉ là con người, vì thế cho đến cuối cùng, ý nghĩa sâu sắc nhất của bài thiền mà người tập có thể trải nghiệm và giác ngộ đó là “làm người đã là siêu phàm”.

Hướng dẫn chi tiết cách thực hành bài thiền Isha Kriya

Thực hành Isha Kriya không khó, chỉ cần nghiêm túc và kiên trì – Nguồn: Sưu tầm

Để thực hành bài thiền Isha Kriya không hề khó, quan trọng nhất là việc nghiêm túc luyện tập và tôn trọng từng bước một. Nếu bạn đang thắc mắc rằng những bài thiền có phù hợp với những người thường mất tập trung hay mất kiên nhẫn như bạn hay không? Tất nhiên bạn thậm chí là những “ứng cử viên” phù hợp nhất cho bài thiền này đấy. Sau đây sẽ là chi tiết các bước để tiếp cận Isha Kriya, giúp bạn dễ cảm nhận được sự hiệu quả của bài thiền này. 

Bước 1: Chuẩn bị tư thế và không gian thiền

Ngồi bắt chéo chân thoải mái, giữ thẳng lưng, hơi vươn dài cột sống và đỉnh đầu. – Nguồn: Sưu tầm

Xin hãy ghi nhớ rằng, để nội tâm của bạn bình ổn và tĩnh lặng thì tiên quyết chính là kiểm soát những ngoại tố làm giảm sự tập trung. Bằng cách tìm đến không gian yên tĩnh, thoáng đãng để bạn có thể tận hưởng bầu không khí, tạo cảm giác thoải mái nhất. Đừng quên tạm thời tránh xa các thông báo từ các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, laptop,… Thử tưởng tượng rằng khi bạn đang đắm chìm trong không gian tĩnh lặng bỗng nhiên “ting” – tiếng thông báo một email gửi đến sẽ khiến bạn dao động và dễ tò mò rằng thông báo đó là gì. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả của bài tập vô cùng.

Lưu ý về tư thế ngồi cũng rất quan trọng. Ngồi thả lỏng và thoải mái ở tư thế bắt chéo chân, giữ thẳng cột sống lưng, có hơi hướng vươn dài cột sống và giữ thẳng đỉnh đầu. Nếu muốn bạn vẫn có thể tìm điểm tựa cho lưng, nhưng không tựa đầu. Gương mặt hơi hướng lên, ở góc độ này sự tập trung của bạn sẽ dồn vào con mắt thứ ba ở giữa trán, đồng thời xoay mặt về hướng Đông rất có lợi cho bài tập này. Sau đó, đặt hai tay lên đùi với chiều lòng bàn tay hướng lên trên. Cả cơ thể cần thả lỏng để các dòng năng lượng của các luân xa được lưu thông tốt, hỗ trợ quá trình hít thở đưa khí di chuyển đến mọi ngóc ngách của cơ thể.

Bước 2: Bắt đầu thiền

Trong quá trình thực hiện bài thiền sẽ trải qua bao gồm 3 giai đoạn

Nhắm mắt lại, hít thở nhẹ nhàng, chậm rãi để cơ thể và tâm trí dần thư giãn. – Nguồn:Sưu tầm
  • Giai đoạn 1: 
    • Hít vào và thở ra nhẹ nhàng, chậm rãi để ổn định nhịp thở giúp thả lỏng cơ thể về thư giãn tâm trí
    • Song song với các nhịp hít vào, mỗi hơi thở hãy sử dụng tiếng nói của tâm trí rằng “Tôi không phải thân thể này” ( I’m not the body), hãy đảm bảo hơi thở được kéo dài trong quá trình bạn tưởng tượng về câu nói này”
    • Sau đó thở ra cùng với tiếng nói tâm trí rằng “Tôi thậm chí không phải tâm trí này” (I am not even the mind), tương tự như nhịp thở vào, hơi thở ra cũng nên kéo dài theo đúng câu nói vừa rồi.
    • Quá trình này nên được lặp lại kéo dài trong khoảng từ 7 đến 10 phút. Hãy bình tĩnh, kiên nhẫn và tập trung cảm nhận từng hơi thở. Điều này giúp tạo ra sự khởi đầu của một tâm trí tĩnh lặng.
  • Giai đoạn 2: 

Sau quá trình hít thở, tiếp đến là phần thực hành việc giải phóng hơi thở để giải phóng nguồn năng lượng bằng cách ra phát ra âm thanh “A” với tông giọng và độ dài nhất định, thực hiện bước này với 7 lần. Ở mỗi lần phát ra âm “A”, khoang miệng cần được mở rộng và thở ra hoàn toàn, đồng thời âm thanh không phải là phát ra từ cổ họng mà cần được tạo ra từ phần bụng ngay dưới rốn một cách tự nhiên không gồng gắng. Âm lượng không cần quá lớn nhưng bạn phải cảm nhận được sự rung động của âm thanh mà bạn tạo ra.

  • Giai đoạn 3:
Giữ nguyên tư thế, nhắm mắt và tập trung để cảm nhận sự yên bình trong tâm trí. – Nguồn: Sưu tầm

Sau quá trình giải thoát các trường âm thanh cùng những hơi thở, đây là giai đoạn bạn bình tâm để cảm nhận được sự yên bình trong tâm trí. Bằng cách giữ yên tư thế vừa rồi và im lặng, dồn sự tập trung vào con mắt thứ ba ở giữa hai lông mày trong vòng ít nhất là từ 5 đến 6 phút. 

Bước 3: Kết thúc thiền

Từ từ mở mắt, mỉm cười đón nhận năng lượng tích cực. – Nguồn: Sưu tầm

Sử dụng khoảng không trong tinh thần của bạn đang được rộng mở, hãy dùng toàn bộ tâm trí chia sẻ và biết ơn về trạng thái này. Sau đó dần dần mở mắt và mỉm cười đón nhận nguồn năng lượng tích cực được nạp vào bên trong bạn.

Những lưu ý trong quá trình thực hành Isha Kriya

  • Trong quá trình thực hành bài thiền, những hoạt động của tâm trí và cơ thể không được làm ảnh hưởng đến bạn. Những diễn biến xảy ra bên trong cơ thể và bên trong tâm trí đều nên được lờ đi, điều bạn cần làm chỉ đơn giản là ngồi như vậy.
  • Không ngắt quãng quá trình hoàn chỉnh của bài Isha Kriya, hãy hoàn thành toàn bộ các bước theo đúng thời gian và chi tiết như mô tả bên trên. Việc ngắt nghỉ sẽ làm ảnh hưởng việc thiết lập năng lượng, gián đoạn sự tập trung – điều rất quan trọng của mọi bài thiền không chỉ riêng gì Isha Kriya.
  • Để đạt được hiệu quả tối đa và rõ rệt nhất, bạn cần kỷ luật trong tần suất thực hành như:
    • Tập đúng quy tắc, đủ thời gian (ít nhất là 12 phút cho mỗi lần thực hiện)
    • Với những người mới tiếp cận bài tập, 48 ngày đầu tiên vô cùng quan trọng để cơ thể và tâm trí của bạn làm quen vì thế cần duy trì tần suốt 2 lần cho mỗi ngày
    • Sau 48 ngày, bạn có thể luyện tập mỗi ngày một lần trong vòng 90 ngày (chu kỳ này hay còn gọi là mandala)

Những lợi ích to lớn mà một bài thiền Isha Kriya tuy đơn giản nhưng hiệu quả đem lại

Người tập sẽ tự mình cảm nhận sâu sắc những lợi ích to lớn mà Isha Kriya mang lại – Nguồn: Sưu tầm

Trải qua sự kỷ luật trong việc thực hiện bài thiền Isha Kriya, người tập sẽ là người hiểu được sâu sắc nhất những lợi ích to lớn đến họ, từ những trải nghiệm đó sẽ thay đổi cuộc sống con người theo chiều hướng tích cực ở mọi mặt.

  • Giảm thiểu căng thẳng và lo lắng: Sự tập trung và kiểm soát hơi thở giúp bình ổn tâm trí và thanh lọc tinh thần, từ đó giải phóng được những suy nghĩ tiêu cực, những áp lực và lo âu
  • Tăng cường khả năng tập trung và sự nhận thức: Nhờ vào việc tập trung cảm nhận từng hơi thở, người tập sẽ cảm nhận được sự hiện hữu của vật chất, tăng sự nhạy bén và tỉnh táo và tăng cường nhận biết sâu sắc về sự tồn tại và môi trường xung quanh
  • Mang đến năng lượng tích cực và sức khỏe tinh thần: Bằng phương pháp này, tâm trí và cảm xúc của bạn được thanh lọc hoàn toàn, loại bỏ những tiêu cực và giúp cho con người cảm nhận được sự an lạc, hài lòng và tận hưởng cuộc sống toàn diện, trọn vẹn và viên mãn.
  • Lợi ích đến cơ thể vật lý, cân bằng nội tiết về tăng khả năng miễn dịch: Khi khí huyết được lưu thông trôi chảy, năng lượng nội tại mạnh mẽ và tích cực tạo ra tấm chắn vô hình, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và cân bằng các hormone bên trong cơ thể. Từ đó giúp cơ thể chống lại các căng thẳng và bệnh tật một cách hiệu quả.

Isha Kriya là một món quà quý giá từ Sadhguru, giúp chúng ta khám phá tiềm năng vô hạn bên trong và sống một cuộc đời trọn vẹn, ý nghĩa, đây là một bài thực hành an toàn và phù hợp với hầu hết mọi người. Hãy dành thời gian trải nghiệm và cảm nhận sự biến đổi tích cực mà Isha Kriya mang lại cho bạn. 

Giả mã Linga là gì?

Linga không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn là một linh vật mang ý nghĩa về năng lượng và tâm linh. Đặc biệt Shiva Linga được biết đến như là một hình thức tập trung và thanh tẩy năng lượng cũng như sự tinh khiết tâm linh. Cùng khám phá và tìm hiểu về linh vật Linga này nhé!

Khái niệm và Ý nghĩa về Linga

Linga nhắc nhở về sự hiện diện vĩnh cửu của đấng tối cao. – Nguồn: Sưu tầm.

“Linga” được dịch là là “hình thức” (a form) bởi không hề có một hình thái cụ thể biểu hiện. Đại diện cho Linga là một hình ellipsoid, hay ngược lại một ellipsoid hoàn hảo thì được gọi là linga. Trong quá trình thiền định, sự mở ra của một không gian (creation) mà nơi đó những ý tưởng, suy nghĩ và trải nghiệm mới xuất hiện, nằm ngoài phạm vi hiểu biết của con người. Và trên cả tầng không gian này là Shiva – vị thần và cũng là vị Yogi đầu tiên gắn liền với sự huỷ diệt và biến đổi. Khi rơi vào trạng thái thiền sâu hay được hiểu là khi không gian này được mở ra sẽ bắt đầu với linga. Vậy có thể hiểu rằng linga chính là cách cửa mở ra chiều kích không gian vô hình nhưng vô tận nằm ngoài vũ trụ.

Linga gắn liền với Shiva với cái tên được dịch theo nghĩa đen là “không tồn tại” (nothing). Khi nhắc đến “không tồn tại” nghe có vẻ là tiêu cực, nhưng khi tách nghĩa từng tiếng thì ta sẽ hiểu ý nghĩa thật sự của nó. Vạn vật trên vũ trụ tồn tại là hiện thân của vật chất, vật nằm ngoài vũ trụ là thứ không tồn tại. Đa số những ngôi đền thần Shiva hiếm khi có tượng thần cụ thể vì vốn dĩ những bức tượng đó cũng chỉ là một loại hình thức đại diện mà thay vào đó là một Linga.

Đằng sau Linga là tính khoa học mạnh mẽ, còn được gọi là khoa học của sự thánh hiến. Thông qua Linga, con người tạo ra một không gian nơi mà mọi vật trở nên mong manh, hạn chế sự hiện hữu của vật chất và tiết lộ chiều kích nằm bên ngoài của tồn tại vật chất. Khoa học này, mặc dù có thể không được hiểu rõ hoặc chấp nhận bởi các nhà khoa học hiện đại, đã tồn tại hàng nghìn năm và vẫn còn sống sót trong tâm trí của những người thực hành tâm linh.

Tính khoa học này đã được truyền đạt và bảo tồn thông qua lời dạy của những vị thánh nhân và nhà tâm linh, qua nhiều thế hệ thông qua việc thánh hiến Linga, nhưng chưa bao giờ được viết ra thành một tư liệu chính thức, bởi lẽ việc này có thể dễ dàng bị hiểu sai hoàn toàn. 

Khoảng 800 đến 900 năm trở lại gần đây, tính khoa học của Linga đã bị mai một và suy thoái theo thời gian, do những tín ngưỡng mới ra đời sau này tập trung chủ yếu vào cảm xúc và niềm tin mà không còn chú trọng vào việc hiểu biết sâu sắc về khoa học này. Điều này là một tiếc nuối, vì khoa học của sự thánh hiến có thể là một nguồn lực vô cùng quý giá trong việc hiểu biết và khám phá sâu hơn về tự nhiên và vũ trụ.

Nhận thức của con người hữu hạn bởi bạn chỉ có năm giác quan, những giác quan chỉ cảm nhận và hiểu biết được những thứ tồn tại là vật chất, cụ thể là cơ thể, tâm trí, cảm xúc là năng lượng. Và tất nhiên vốn vì thế mà bạn cũng chẳng thể cảm nhận được những gì đang không tồn tại mà không phải dưới hình thái vật chất.

Linga không chỉ đơn thuần là hiện thân của sự toàn năng mà còn tượng trưng cho sự cân bằng, hòa quyện giữa tính nam (Yang) và tính nữ (Yin). Theo triết lý của Sadhguru, Linga tượng trưng của Shiva thể hiện sức mạnh, cứng cáp và tính nam, trong khi Shakti đại diện cho sự mềm mại, nhu hoá và tính nữ. Gowripeetam hoặc Avudaiyar, là biểu tượng của tính nữ, được kết hợp với Linga tạo nên sự cân bằng và hoàn thiện giữa hai nguyên tố này.

Theo triết lý yoga, cơ thể con người ẩn chứa 114 luân xa, trong đó 7 luân xa chính tạo nên những vòng xoáy năng lượng chủ đạo. Linga được ví như những trung tâm năng lượng, dẫn dắt nguồn năng lượng vũ trụ vào các luân xa này. Việc tôn thờ và trân trọng Linga tựa như nghi thức tôn vinh vật linh thiêng, giúp con người kết nối với nguồn năng lượng vũ trụ, từ đó thúc đẩy sự thức tỉnh và phát triển tinh thần. Vai trò của Linga trong tiến trình phát triển tinh thần và trí tuệ của con người từ đó được hé mở một cách sâu sắc.

Một Linga được thánh hiến như thế nào?

Dâng lên linga bằng lòng thành kính, cầu mong bình an và thịnh vượng. – Nguồn: Sưu tầm.

Thánh hiến là gì? Thánh hiến là quá trình tạo ra năng lượng và sự linh thiêng của bất cứ đồ vật nào. Theo Sadhguru từng chia sẻ, ông có thể tạo ra năng lượng cao nhất cho mọi vật, kể cả chỉ là một tờ giấy. Người chạm vào tờ giấy đó sẽ cảm nhận sự khác nhau giữa trước và sau. Vấn đề là, tờ giấy chẳng thể duy trì được nguồn năng lượng quý báu này. Với Linga, nếu được tạo ra hoàn hảo, nó sẽ là một kho báu năng lượng vĩnh cửu.

Những Linga có cơ sở khoa học thường được tạo ra bởi những siddha hay các yogi tạo ra, bởi họ coi sự giải thoát chính là một quá trình mang tính khoa học. Để đạt được trạng thái năng lượng cao nhất cho một Linga, cần sử dụng đến hình thức Pratistha – một hình thức nhờ năng lượng sống thay vì những nghi lễ hoặc thần chú. Bởi nhờ vào năng lượng sống này, Linga sẽ trở nên vĩnh cửu dù cho thế giới này có tận diệt.

Mối quan hệ của Linga đối với quá trình thực hành Yoga

Sự hiện diện của Dhyanalinga nhắc nhở về sự nhỏ bé của con người trước vũ trụ bao la. – Nguồn: @IshaFoundation

Như những bài viết trước đã chia sẻ về ý nghĩa của Yoga Cổ điển, quá trình thực hành Yoga không chỉ là rèn luyện về mặt vật chất mà là sự kết nối của cơ thể, suy nghĩ, cảm xúc và năng lượng bên trong mỗi người để từ đó chạm đến sự giác ngộ tâm linh, mở ra những không gian không giới hạn. Vật Linga có ý nghĩa như thế nào với việc luyện tập Yoga?

Sadhana cơ bản nhất của Yoga – là những hình thức thực hành Yoga bao gồm thiền định, các tư thế, pranayama (thực hành kiểm soát hơi thở), mantra (ngâm thần),… với mục tiêu là Bhuta Shuddhi tượng trưng cho năm yếu tố tự nhiên mà một cơ thể vật lý được tạo thành bởi đất, lửa, gió, nước và không gian. Để đạt được trạng thái tâm linh thì cần vượt ra khỏi sự giới hạn của thể chất tồn tại dưới 5 yếu tố đó. Ở mỗi yếu tố, sẽ có những hình thức thực hành riêng. Nhằm phục vụ cho quá trình vượt qua từng yếu tố, ở phía Nam Ấn Độ đã có năm ngôi đền được xây dựng cùng với 5 linga tương ứng với mỗi yếu tố: Thieuvan Kaval (nước), Chidambaram (không gian), Kalahasti (không khí), Kanchipuram (đất) và Thiruvannamalai (lửa).

Các loại Linga bạn có thể bạn chưa biết

Sự đơn giản của linga ẩn chứa những bí ẩn sâu sắc của vũ trụ. – Nguồn: Sưu tầm

Linga được sinh ra một cách tự nhiên, được gọi là Swayambhu-linga, hiện diện trong hang động tại vùng Amarnath, ở bang Jammu phía Bắc. Sự hình thành của Linga này xuất phát từ những mảng đá được tạo thành bởi những giọt nước lăn xuống từ đỉnh hang, tạo thành dạng thạch nhũ. Nó cũng được gọi là Linga băng Shiva, với quan niệm rằng nó là biểu tượng của sức mạnh sáng tạo và phá hủy. Quá trình hình thành của Linga này kéo dài hàng nghìn năm, trong đó từng mảng đá được tạo thành từ sự tích tụ của khoáng chất từ nước và thời gian. Điều này tạo ra một Linga tự nhiên với vẻ đẹp và ý nghĩa tôn giáo sâu sắc, được người ta tôn vinh và tôn thờ từ hàng thế kỷ.

Pratisthite-linga dùng để chỉ những biểu tượng Linga thiêng liêng được bàn tay con người khéo léo chế tác từ đá, gỗ hoặc đá quý,, mỗi Pratisthite-linga được tạo ra với lòng tôn kính và sự sáng tạo. Chúng là hiện thân của thần Shiva, vị thần tối cao trong Hindu giáo, tượng trưng cho sức mạnh nguyên sơ của vũ trụ, biểu tượng của sức mạnh sáng tạo và phá hủy. Đôi khi, đất sét hoặc kim loại cũng trở thành chất liệu để những nghệ nhân tài ba thổi hồn vào Pratisthite-linga. Mỗi tác phẩm là một sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật điêu luyện và tâm hồn nghệ sĩ, tạo nên những kiệt tác độc đáo, phản ánh sự sáng tạo vô tận của con người.

Trong số những Pratisthite-linga, một số được điêu khắc tinh xảo thành hình mặt người, thậm chí là chân dung của thần Shiva. Những tác phẩm này, được gọi là mukhalinga, từ “mukha” mang ý nghĩa “mặt” trong tiếng Phạn, không chỉ đơn thuần là những tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của sự kết nối sâu sắc giữa con người và thần linh. Việc tạo ra mukhalinga thể hiện lòng thành kính và sự sùng bái tuyệt đối đối với thần Shiva, vị thần tối cao trong Hindu giáo. Pratisthite-linga và mukhalinga không đơn thuần là biểu tượng tôn giáo, mà còn là những tuyệt tác nghệ thuật, là minh chứng cho tài năng và lòng tôn kính của con người đối với vị thần tối cao Shiva. Chúng còn là những di sản văn hóa vô giá, ghi dấu ấn lịch sử về sự phát triển rực rỡ của văn hóa và tôn giáo Hindu qua hàng ngàn năm.

Jyotirlinga không đơn thuần chỉ là một công cụ mà còn là biểu tượng của sức mạnh to lớn, được thánh hiến thông qua sự kết hợp giữa năng lượng của con người và sức mạnh từ thiên nhiên. Trong văn hoá Ấn Độ, chỉ có tồn tại 12 Jyotirlinga, ở mỗi địa điểm đều mang ý nghĩa địa lý và thiên văn sâu sắc. Sự tồn tại của những Jyotirlinga được coi là đặc biệt đáng kinh ngạc, bởi ngay cả khi một số trong số chúng không còn nguyên vẹn như trước, năng lượng của chúng vẫn tiếp tục tồn tại với sức mạnh mạnh mẽ không ngừng. Điều này là một minh chứng cho quyền năng của những Jyotirlinga trong lòng người dân Ấn Độ.

Sự hiện diện của những Jyotirlinga vượt xa ý nghĩa của một biểu tượng tôn giáo hay nguồn năng lượng mạnh mẽ. Chúng là ngọn lửa thắp lên niềm cảm hứng, là nguồn sức mạnh tinh thần cho hàng triệu người. Mỗi Jyotirlinga mang trong mình một câu chuyện độc nhất, kể về sự linh thiêng và quyền năng vô biên của thần Shiva.

Dhyanalinga là gì?

Chiêm ngưỡng Dhyanalinga cảm nhận được sự luân hồi bất tận của vũ trụ. – Nguồn: @IshaFoundation

Ở Isha Foundation, trung tâm Yoga được sáng lập bởi Sadhguru, một nhà tâm linh và yogi có tầm ảnh hưởng lớn đến Ấn Độ và cả thế giới, có Dhyanalinga. Vậy nó là gì?

Guru được hiểu là những “người thầy” hay “người hướng dẫn” trong hành trình tâm linh và phát triển bản thân vì sự giới hạn của con người thông qua 5 giác quan đã vô tình giam lỏng những khả năng vượt trội khác của tâm trí con người. Đây là hình thức ưu tiên những cách tiếp cận được chính mình hoặc hợp lý hoá qua sự tìm kiếm, nghiên cứu và kiểm chứng và bỏ qua một yếu tố rất quan trọng, đó là trực giác. Trực giác là con đường ngắn nhất để đạt đến sự hiểu biết và thức tỉnh. Bằng trực giác, đã có nhiều người tìm đến các vị Guru vĩ đại – những người tạo ra những trung tâm dồi dào năng lượng dành cho những ai theo đuổi hành trình tâm linh. Cụ thể nhất là Dhyana Linga, tiểu tượng của khoa học yoga và năng lượng vĩnh cửu.

“Chỉ cần ngồi im lặng vài phút trong phạm vi Dhyana Linga là đủ để khiến ngay cả những người chưa biết về thiền cũng trải qua trạng thái thiền định sâu sắc.” – Sadhguru từng nói.

Tách nghĩa của cụm từ theo tiếng Phạn, “Dhyana” là “thiền” và “linga” có nghĩa là “hình thức”, như đã giải thích ở phần trên, điều này cho thấy sự kết hợp giữa sự tĩnh lặng và hình thức vật chất trong việc thánh hiến Linga. Sadhguru cũng thông qua prana-pratistha để dâng Linga lên đỉnh cao nhất của nó đến mức không có hình dạng cụ thể, và sau đó tập trung năng lượng vào một điểm duy nhất, được gọi là khoá năng lượng. Điều này tạo ra một kho báu năng lượng vĩnh viễn, như là cách mà Dhyana Linga, một trong những Linga quan trọng nhất, đã được thánh hiến.

Không giống như hầu hết các Linga khác ở Ấn Độ, vốn chỉ đại diện cho một hoặc hai luân xa, Dhyana Linga sở hữu khả năng thiết lập mức năng lượng tối ưu cho toàn bộ 7 luân xa. Điều này chứng tỏ sức mạnh vô song và khả năng toàn diện của Dhyana Linga trong việc đánh thức và cân bằng nguồn năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể con người.

Nhìn chung, Linga đã vượt xa ý nghĩa của một biểu tượng tôn giáo đơn thuần. Nó là cánh cổng thần bí dẫn lối đến cõi tâm linh vô tận, nơi mỗi người được đánh thức và hòa mình vào vũ trụ bao la. Linga tựa như ngọn hải đăng soi chiếu, giúp ta khám phá những tiềm năng ẩn giấu sâu thẳm bên trong, vượt lên trên mọi giới hạn của vật chất hữu hình. Đó chính là ý nghĩa thiêng liêng và sứ mệnh cao cả mà Linga mang trong mình trên hành trình tâm linh của mỗi con người.

Yoga cổ điển là gì? Khám phá bí mật dẫn đến sự toàn diện

Yoga là bộ môn phổ biến dạo gần đây, liệu bạn đã từng nghe đến “Yoga cổ điển” và hiểu tường tận bản chất thật sự của nó. Theo thời gian và thay đổi lối sống của con người và thời đại, Yoga được biến tấu và đánh mất đi cốt lõi của nó. Cùng tìm hiểu về Yoga cổ điển để hiểu rõ hơn về những điều phi thường mà Yoga đem lại cho chúng ta nhé!

Bản chất thật sự và ý nghĩa của Yoga

Yoga Cổ Điển chìa khóa cho cuộc sống an nhiên và hạnh phúc. – Nguồn: Sưu tầm

Trước khi đào sâu về Yoga cổ điển, bạn đã hiểu về ý nghĩa thật sự của Yoga là gì? Là bộ môn sử dụng các động tác vật lý kết hợp hơi thở, giúp cơ thể khỏe mạnh, giúp bạn có vóc dáng mơ ước,…? Những gì bạn đang nghĩ đến quả không sai, nhưng hoàn toàn chưa đủ về Yoga.

“Yoga means Union” – Sadhguru, một yogi có tầm ảnh hưởng lớn đã cho rằng Yoga là sự hợp nhất theo nghĩa đen, không đơn thuần là một hình thức để luyện tập. Thông qua các nghiên cứu khoa học, vũ trụ này thật ra là hợp nhất, tồn tại dựa trên một nguồn năng lượng duy nhất. Con người chúng ta hầu như có những trải nghiệm và định nghĩa về vũ trụ bao la này không đúng theo cách mà nó vận hành, chúng ta tự nhìn nhận chúng ta là một cá thể độc nhất. Vậy làm thế nào phá vỡ những thiên kiến vốn đó, đạt đến trạng thái hợp nhất, yoga chính là câu trả lời. Có rất nhiều phương thức giúp chúng ta tiếp cận và thông qua Asanas – các tư thế chỉ là một trong những khía cạnh của yoga.

Yoga giúp chúng ta phá vỡ được những vòng tuần hoàn “nhàm chán”. Hãy thử chậm rãi cảm nhận cách cuộc sống trôi qua. Bạn vẫn luôn biết trái đất luôn quay theo quỹ đạo, và tất nhiên mọi vật thể tồn tại trong vũ trụ đều tồn tại và bị chi phối bởi tuần hoàn. Lối đi nào nếu như chúng ta cứ mãi bước đi trên một lộ trình vô hình mà bạn không hề hay biết. Đúng vậy, bạn đang bị đánh lừa đấy! Xâu chuỗi lại những thước phim trong cuộc đời, bạn sẽ nhận ra những tình huống bạn đang phải đối bạn đều có chú kỳ, bạn nhận ra bản thân đang tiến lên phía trước nhưng thật ra không thấy đích đến. Yoga sẽ là tác nhân giúp phá vỡ chu kỳ như một mê cung đó, giúp bạn nhận ra mục đích sống của “chuyến đi”, giúp bạn giải phóng sự giới hạn, mở rộng tầm nhìn và sống chánh niệm hơn.

Vậy Yoga Cổ điển là gì?

Sau khi hiểu rõ hơn bản chất của Yoga, bạn đã nóng lòng để phiêu lưu và tìm hiểu sâu hơn về Yoga cổ điển rồi phải không? Bắt đầu thôi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tổng quan Yoga cổ điển là gì, những nguyên tắc cơ bản, lợi ích cũng như cách ứng dụng Yoga cổ điển len lỏi vào từng hơi thở của cuộc sống này.

Yoga có nguồn gốc từ Ấn Độ, những hạt giống tinh túy của cả một hệ thống toàn diện để đạt được đạt được sự hợp nhất toàn diện từ thể chất, linh hồn và tâm linh. Yoga cổ điển đã tồn tại từ rất lâu, đến mực thậm chí chúng ta không thể xác định được đúng chính xác ngày mà nó bắt đầu. Đồng thời, Yoga cổ điển không có dấu ấn của bất cứ cá nhân và thời đại nào, đơn giản nó song hành cùng vũ trụ từ ngày nó xuất hiện cho đến tận bây giờ và mai sau

Adiyogi Shiva – Yogi đầu tiên, được xem là khởi đầu của Yoga

Adiyogi được coi là Đấng Thầy đầu tiên của Yoga – Nguồn: @IshaFoundation

Yoga Cổ điển là Yoga được truyền tải ở dạng thuần khiết nhất, khởi xướng từ vị Yogi đầu tiên – Adiyogi Shiva, là nền tảng của sự hiểu biết về tồn tại và ý thức của loài người. Sadhguru chia sẻ rất nhiều về những giai thoại về Adiyogi. 

Adiyogi được coi là Đấng Thầy đầu tiên của Yoga, truyền bá nền tảng khoa học cho bảy đệ tử, được gọi là Saptarishis, cách đây hơn 15.000 năm. Sự kiện này được xảy ra được phỏng tính là trước cả sự ra đời của các tôn giáo như Hinduism, Buddhism, Sikhism và Jainism, và cả những bộ kinh điển cổ xưa Vedas “và Upanishads – có tầm ảnh hưởng lớn đến văn hoá và tôn giáo ở Ấn Độ. Có thể nói, Yoga là một phần của di sản tâm linh rất lớn và sâu sắc, đặt dấu mộc quan trọng, khởi xướng cho hành trình tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống và cả sự kết nối với tự nhiên và vũ trụ xung quanh.

Khi nhận ra thật khó để truyền đạt toàn bộ hiểu biết về bản chất con người cho một người hay, Adiyogi đã thu nạp bảy môn đệ tử, sau này được biết đến là các Sapta Rishis, đưa những khía cạnh khác nhau của yoga vào họ, từ đó hình thành bảy hình thức cơ bản của Yoga. Cho dù trải qua sự tiến hoá, yoga được phân chia thành hàng trăm hệ thống, yoga vẫn duy trì 7 hình thức riêng biệt này.

Quá trình truyền đạt những phương pháp để đạt được phiên bản tối thượng của họ, Adiyogi đưa ra 112 phương pháp để giúp con người vượt qua những giới hạn vì trên cơ thể con người có tổng cộng 114 chakras – luân xa, trong đó có 2 luân xa không hiện hữu trên cơ thể vật lý thuộc về những ai vượt khỏi giới hạn của một người bình thường. Adiyogi đưa ra những phương pháp cụ thể gắn liền với cách mà cuộc sống này vận hành, dựa trên chính khoa học.

 “He did not have a teaching”, he only has methods.” và “The methods are 100% scientific in nature”  – Sadhguru đã nói về các phương pháp của Adiyogi. 

Các bài tập Yoga truyền thống không chỉ bao gồm các tư thế Asana về mặt thể chất mà còn là một quá trình – hành trình – để thanh lọc và nâng cao tâm hồn thông qua hơi thở Pranayama cộng với các nguyên tắc đạo đức của Yamas & Niyamas. Theo bậc thầy Yoga Ấn Độ Sadhguru, Yoga cổ điển là một hệ thống hoàn chỉnh nhằm bồi dưỡng sức khỏe thể chất đồng thời khơi dậy hành trình tìm kiếm tâm linh; mang lại sự cân bằng và hoàn hảo không chỉ cho cơ thể, tinh thần mà còn cả tâm trí.

Với Sadhguru Yoga cổ điển không chỉ đơn thuần là các tư thế thể chất mà còn là cửa ngõ để khám phá bản thân và kết nối ở cấp độ sâu sắc với vũ trụ. Do đó, yoga cổ điển là một cách để chúng ta đạt đến mức độ nhận thức và thiết lập sự cân bằng giữa bộ ba thành phần của chúng ta về cơ thể, tâm trí và tinh thần giúp chúng ta bộc lộ những tiềm năng chưa được khai thác của mình, cuốn mình vào điều kỳ diệu mà cuộc sống mang lại.

Không chỉ là những bài tập thể dục thông thường, Yoga còn là một khoa học uyên bác, được minh chứng qua vô số nghiên cứu khoa học về lợi ích to lớn mà nó mang lại từ thuở xa xưa. Yoga không chỉ tác động đến sức khỏe thể chất, mà còn bồi dưỡng tinh thần minh mẫn và tâm hồn an nhiên. Giữ gìn và lan tỏa Yoga cổ điển chính là biểu tượng cho vẻ đẹp tinh hoa và lòng biết ơn sâu sắc của chúng ta đối với món quà vô giá này. Nhưng khi quay về bản chất của sự tồn tại trong vũ trụ bao la, hãy luôn khắc ghi, dù ở thời đại nào, thời thức nào thì con người hay vật chất đều là sự hợp nhất và liên quan đến 1 năng lượng duy nhất, nhấn mạnh rằng là cả vũ trụ với 1 năng lượng. Cổ điển nhưng không hề lỗi thời bởi đó là di sản tác động đến dù ở thời điểm nào đi chăng nữa.

Những nguyên tắc cốt lõi của Yoga Cổ Điển

Theo Sadhguru, nhà sáng lập của trung tâm Isha, Yoga cổ điển là sự kết hợp các yếu tố gồm việc thực hiện các Asanas (tư thế cơ thể), Pranayama (làm sạch và sáng tinh thần) cùng với Yamas và Niyamas (những nguyên tắc đạo đức) để đạt được thể thống nhất, phát triển một các toàn diện về sức khỏe, tinh thần và tâm linh. Và đó cũng là nguyên tắc cốt lõi của Yoga cổ điển mà không thể phá vỡ bởi bất kỳ ai. 

Yamas và Niyamas – hình thành nền tảng cho người tiếp cận Yoga cổ điển

Yamas và Niyamas có vai trò như kim chỉ nam dẫn lối cho những ai muốn tìm hiểu Yoga cổ điển. – Nguồn: Sưu tầm

Là hai nhóm nguyên tắc đạo đức và hành vi xã hội – đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng vững chãi khi luyện tập Yoga cổ điển. Yamas bao gồm các nguyên tắc hình thành đạo đức chuẩn mực, hành vi của con người lên xã hội như sau:

  • Ahimsa (không bạo lực)
  • Satya (chân thành)
  • Asteya (không lấy cắp)
  • Brahmacharya (kiểm soát năng lượng tình dục)
  • Aparigraha (không tham lam)

Trong khi đó, Niyamas hướng đến việc nuôi dưỡng và trau dồi nội tại bên trong về mặt tinh thần và tâm linh, gồm các nguyên tắc:

  • Saucha (sạch sẽ)
  • Santosha (hài lòng)
  • Tapas (kiên nhẫn)
  • Svadhyaya (tự nghiên cứu)
  • Ishvara Pranidhana (tận hiến cho nguyên lý tối cao)

Những nguyên tắc này kiến tạo nên cơ sở đạo đức của người tiếp cận Yoga cổ điển. Thấu hiểu và sáng tỏ điều đúng đắn trong cuộc sống, từ đó lan tỏa được nguồn năng lượng tích cực ra cho người khác và cho cả cộng đồng. Không dừng lại ở đó, cụ thể với nguyên tắc Niyamas tập trung thúc đẩy sự tìm tòi và học hỏi tự thân. Khi người học đã hiểu được những lý lẽ luân thường, những chuẩn mực đạo đức và ý thức về bản thân, họ sẽ vô thức luôn khao khát lan tỏa ý nghĩ tích cực, tăng cường mối quan tâm đến xã hội và có xu hướng mong muốn được tạo ra một môi trường an lành, cân bằng và hoà bình. Nguyên tắc Yamas và Niyamas còn giúp người theo đuổi Yoga cổ điển hiểu rõ mục đích, tăng sự tập trung khi luyện tập, tối ưu luyện tập, từ đó tránh được sự xao nhãng và rối loạn.

Asana – đảm đương sự linh loạt, sức mạnh và sự cân bằng của cơ thể

Asana mang lại sự dẻo dai, sức mạnh tiềm ẩn và sự hài hòa cho cơ thể. – Nguồn: Sưu tầm

Dù có hiểu Yoga cao siêu đến đâu, thì chúng ta không nên bỏ qua yếu tố quan trọng tiếp theo – Asanas – sử dụng cơ thể. Mục tiêu tối thượng của nguyên tắc này ngoài cung cấp giá trị nâng cao sức khoẻ  vật lý mà còn giúp nâng cao sự dẻo dai, linh hoạt và sức mạnh của trí não. Nhờ vậy, cơ thể trở thành một phiên bản hoàn hảo để thiền và lưu thông năng lượng hiệu quả và tối ưu.

Asanas được thiết kế để tăng cường và kích thích sự phát triển của toàn bộ cơ thể vật lý: cơ bắp, khớp xương và cột sống. “Sức khỏe là vàng”, trước khi muốn khám phá hay học hỏi điều gì đó, cơ thể của chúng ta cần trong trạng thái tốt nhất. 

Nhờ và các Asanas mà người học sẽ cảm nhận được cơ thể được “làm sạch”, loại bỏ được những điều xấu xa như độc tố và chất cặn từ cơ thể thông qua việc kết hợp các Asana với hơi thở để kích thích tuần hoàn máu. 

Hơn nữa, qua quá trình thực hiện các tư thế, điều chỉnh và duy trì, sẽ giúp tăng khả năng tập trung và thư giãn. Để dễ hình dung hơn, bạn có một ngày làm việc thật mệt mỏi, đó là một ngày tồi tệ với bạn cùng những suy nghĩ tiêu cực bủa vây. Yoga sẽ đá bay những muộn phiền, giải phóng căng thằng đó với các asana. 

Yoga là khoa học, vì thế những tư thế Asana không phải là ra vẻ mà đều có mục đích. Những tư thế đó được kiến tạo dựa trên việc chú trọng mở rộng nadis và chakra – được gọi là kênh năng lượng và các trung tâm năng lượng. Do đó, các tư thế  giúp cơ thể đạt trạng thái cân bằng năng lượng tốt hơn.

Pranayama – mỗi nhịp thở tuy ngắn ngủi nhưng lại là cốt lõi của sự sống

Pranayama ẩn chứa bản chất của sự sống trong từng nhịp thở. – Nguồn: Sưu tầm

Các Asanas đều phải song hành với hơi thở, mỗi nhịp thở tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng quan trọng khi nó là yếu tố giúp thanh lọc cơ thể. Hít vào, thở ra – không đơn thuần là duy trì sự sống, đối với Yoga cổ điển, Pranayama làm lưu thông khí huyết và năng lượng. Kéo dài từng hơi thở và nghĩ đến hơi thở, đưa hơi thở đến mọi ngóc ngách của cơ thể là điều quan trọng khi luyện tập. Vừa làm sạch độc tố trong cơ thể vật lý và vừa thanh tẩy năng lượng tiêu cực.

Pranayama cung cấp những kỹ thuật thở, kiểm soát hơi thở theo tốc độ và dung lượng. Việc luyện tập các bài tập thở sẽ tăng sức khỏe hô hấp và khả năng lưu thông không khí. Như đã đề cập ở phần chi tiết về Asanas, kiểm soát hơi thở khi đang thực hiện và duy trì các tư thế còn có thể điều chỉnh tâm trí và cảm xúc, đưa con người về trạng thái thả lỏng hoàn toàn để đón nhận những điều tốt lành và tích cực.

Pratyahara – tiền đề của sức mạnh nội tại và chuẩn bị cho việc thiền định

Pratyahara chìa khóa mở ra cánh cửa dẫn đến hành trình thiền định. – Nguồn: Sưu tầm

Pratyahara đóng vai trò vô cùng quan trọng cho  thiền định nhờ vào việc loại trừ sự phân tâm từ các ngoại tốt mà thật sự hướng về nội tại, đẩy khả năng tập trung đến đỉnh cao  – nền tảng của thiền. 

Làm thế nào để loại trừ sự quấy nhiễu không mong muốn từ các yếu tố bên ngoài? Nhờ Pratyahara, người tiếp cận Yoga cổ điển sẽ rút lui các giác quan cảm nhận thế giới bên ngoài để rơi vào trạng thái thiền. Đồng thời, nhờ vào việc không màng quan tâm đến ngoại lực sẽ giúp tâm trí thả lỏng, giảm lo âu và căng thẳng, dọn dẹp tàn thức để bình ổn tâm trí. Pratyahara còn làm tăng cường khả năng tự nhận thức, giúp nhận biết suy nghĩ, cảm xúc và trạng thái tinh thần mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. 

Điểm khác biệt giữa Yoga Cổ điển và Yoga hiện đại:

Khám phá sự khác biệt giữa Yoga Cổ điển và Yoga Hiện đại. – Nguồn: Sưu tầm

Tồn tại từ hàng nghìn năm, dựa trên nền tảng của Yoga cổ điển, Yoga có những biến tấu để phù hợp với thời đại và cuộc sống bận rộn ngày nay. Có thể hiểu rằng, tuy chung gốc rễ nhưng Yoga Cổ điển và Yoga hiện đại có hướng đi hoàn toàn khác nhau. Cùng tìm hiểu xem những điểm khác biệt đó là gì?

Yoga Cổ điển bao gồm các phương pháp thực hành nhằm tập trung vào các tiếp cận toàn diện đến sức khỏe cơ thể và tinh thần, đồng thời tiến đến hành trình thức tỉnh tâm linh. Những phương pháp này đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tuân theo nguyên tắc nhất định và không bị biến đổi theo thời gian. Do đó cũng đòi hỏi sự cam kết lâu dài, tuân thủ hơn so với Yoga Cổ điển.

Yoga hiện đại vẫn tích hợp các yếu tố yoga cổ điển tuy nhiên thường được điều chỉnh sao cho phù hợp hơn với nhu cầu và lối sống hiện đại. Yoga hiện đại có xu hướng đặt nhiều trọng tâm hơn vào việc rèn luyện sức khỏe vật lý và giảm thiểu căng thẳng hơn là tập trung vào giác ngộ tâm linh.

Nói tóm lại, dưới đây là một số điểm chiếm ưu thế hơn ở Yoga cổ điển:

  1. Tính lịch sử và truyền thống: Khi một điều gì đó gắn với cụm từ “cổ điển” tức là nó đã tồn tại từ rất lâu. Yoga cổ điển có mối liên kết mạnh mẽ với triết lý và văn hoá Ấn Độ. Như đã đề cập ở phần trước, hơn 15 nghìn năm trước, ngay cả trước khi hình thành những tôn giáo, vị Yogi đầu tiên đã xuất hiện.
  2. Tập trung vào sự phát triển toàn diện: Hướng đến sự thức tỉnh và giải thoát toàn diện. Và mục tiêu cuối cùng chính là sự giác ngộ. Yếu tố tâm linh là yếu tố không thể thiếu khi thực hành Yoga cổ điển bởi nó là sự kết nối sâu thẳm giữa bản thân với nguồn gốc và với mọi vật thể tồn tại trong vũ trụ.
  3. Nguyên tắc đạo đức và tự kỷ luật cá nhân – nền tảng vững vàng: Yoga cổ điển tôn trọng những nguyên tắc đạo tức vì thế những người theo đuổi cũng cần tuân thủ nghiêm túc.
  4. Tính toàn vẹn và phi thương mại: Ngày nay khi Yoga ngày càng phổ biến, khiến cho Yoga hiện đại phần nào đó bị thương mại hoá. Yoga cổ điển thường được truyền dạy trong một môi trường nghiêm túc và tôn trọng. 
  5. Đa phương pháp thực hành: Yoga Cổ điển đều không giới hạn ở các asana và gồm rất nhiều phương pháp thực hành khác nhau.

4 con đường của Yoga cổ điển: Cơ thể, Tâm trí, Cảm xúc, Năng lượng

Nâng cao hiệu quả luyện tập Yoga cổ điển với một số phương pháp – Nguồn: Sưu tầm

Theo Sadhguru, những điều mà một người có thể trải nghiệm được chính là: cơ thể, tâm trí, cảm xúc, cũng với năng lượng – “nhiên liệu” để xảy ra những yếu tố kia. Vậy khi bàn luận đến các loại Yoga, chúng ta có 4 loại cho 4 khía cạnh: cơ thể, tâm trí, cảm xúc và năng lượng. Mục đích tối thượng của Yoga là giúp con người giác ngộ và đạt được bản chất tối thượng. Thông qua 4 khía cạnh này, mở ra 4 con đường gồm:

  • Karma Yoga: Con Đường Của Hành Động

Là con đường đạt đến sự hợp nhất và toàn diện thông qua hành động vật lý, nhấn mạnh sự cống hiến và sự chăm chỉ. Những hành động này phải là không vị kỷ, thanh tuần, không vụ lợi.

  • Gnana Yoga: Con Đường Của Trí Tuệ

Những người nhanh nhạy về trí óc, ưa chuộng việc suy luận và phân tích, gnana yoga là con đường phù hợp để chạm đến bản chất tối thượng. Trên con đường trí tuệ này, bạn sử dụng lý trí để xuyên thấu bản chất của sự tồn tại và vượt qua các lớp vỏ bọc của ngộ nhận.

  • Bhakti Yoga: Con Đường Của Lòng Mộ Đạo

Bhakti Yoga được ví von là chiếc chìa khóa giúp mở cửa trái tim. Tiếp cận Bhakti Yoga sẽ là hành trình của sự dâng hiến, tận tuỵ, tình yêu, kết nối mạnh mẽ giữa bản thân và điều gì đó lớn lao. Nếu cảm xúc là điều soi rọi và dẫn dắt bạn để đạt được bản chất tối tượng thì đó là Bhakti Yoga.

  • Kriya Yoga: Con Đường Của Hành Động Nội Tâm, chuyển hoá năng lượng

Tinh chỉnh và nâng cao năng lượng, sức mạnh nội tại để đạt được sự hợp nhất và giác ngộ là Kriya Yoga. Nhờ vào sự tập trung và kỷ luật, kriya yoga giúp khai phá sức mạnh nội tại và mở ra những cảnh giới cao hơn của ý thức.

Tuy có 4 con đường và con người thường thắc mắc con đường nào phù hợp với họ, hay ngược lại họ sẽ tận dụng ưu thế nào để đạt đến mục đích cuối cùng của Yoga nhanh chóng hơn. Sadhguru đã cho hay, không thể nào theo đuổi riêng biệt một con đường nào, mà phải là tinh chỉnh, kết hợp, phối hợp cả 4 con đường.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, 4 yếu tố: cơ thể, tâm trí, cảm xúc và năng lượng của con người vô tình bị đẩy đi theo mỗi hướng khác nhau. Cơ thể vật lý đang thực hiện những hành động này trong khi tâm trí và cảm xúc lại đi theo một chiều hướng khác, và cả năng lượng cũng không cùng chiều hướng với cả 3 yếu tố còn lại. Toàn bộ quá trình thực hành Yoga chính là khoa học của việc căn chỉnh những con đường này. Khi cả Karma, Gnana, Bhakti và Kriya này hợp nhất sẽ mở ra một chiều không gian khác bên trong bạn. Điều này hoàn toàn chính xác với bản chất của Yoga, sự hợp nhất là tất cả.

Theo nghĩa đen, “Yoga” tức là “sự hợp nhất”, khi con người trải nghiệm tất cả mọi thứ như một thì đó chính là trạng thái của yoga. Đây cũng là một hệ thông được xác định rõ ràng. Đầu tiên, cần làm việc với cơ thể, kế đến là hơi thở, tâm trí và cuối cùng là năng lượng bên trong.

Chuẩn bị một trạng thái tốt để thực hành Yoga cổ điển hiệu quả

Yoga Cổ Điển hành trình kết nối tâm trí, cơ thể và tinh thần. – Nguồn: Sưu tầm

Yoga cổ điển yêu cầu sự phối hợp của cả cơ thể, tâm trí, cảm xúc và năng lượng, do đó để chuẩn bị tốt hơn cho việc hợp nhất những yếu tố này, dưới đây là một số phương pháp kết hợp khi thực hành Yoga:

  1. Nhắm mắt

Theo Sadhguru, một yogi có tầm ảnh hưởng, đối với con người thì thị giác là giác quan chiếm ưu thế nhất, dễ làm con người dao động nhất. Khi nhắm mắt, có thể nói một nửa thế giới biến mất và lúc này thế giới nội tâm được mở ra trong tâm trí chúng ta. Không thấy ắt không nao núng. Đôi mắt nhắm nghiền tự động các giác quan khác trở nên nhạy cảm hơn, bạn có thể nghe, ngửi và cảm nhận. Do đó, khi thực hành Yoga, nhắm mắt thúc đẩy quá trình nội hoá.

  1. Chiếc dạ dày rỗng tuếch

Khi thực hiện các asanas, bạn tốt nhất không nên nạp thêm gì vào cơ thể bởi qúa trình luyện tập cần điều khiển năng lượng bên trong. Do đó, nếu muốn hấp thu và di chuyển nguồn năng lượng thì đừng nên có bất kỳ rào cản nào. Quá trình tiêu hoá gồm thức ăn nạp vào và chất thải qua quá trình đó đều cần phải loại bỏ trước khi thực hành Yoga.

  1. Nước lạnh

Ngâm mình trong nước lạnh hơn nhiệt độ phòng khoảng từ 5 đến 8 độ C để khai mở các lỗ chân lông giữa các tế bào, nhằm để tế bào có thể hấp thu năng lượng tối đa và sâu sắc nhất có thể.

  1. Lưu ý tần suất thực hành

Quá trình thực hành Yoga với mục tiêu đề cao tự ổn định và thoải mái để duy trì được sự hợp nhất trong một thời gian lâu hơn, đặc biệt khi nhận thức của chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn. Điều quan trọng không nằm ở việc bạn dành 3 buổi một tuần để luyện tập mà là luyện tập khi bạn có thể bằng một cách toàn tâm toàn ý và thật sự nghiêm túc.

  1. Tránh các yếu tố gây sao nhãng như gương và âm nhạc nền

Tối quan trọng là sự tập trung của tâm trí trong khi thực hiện các tư thế chứ thay vì ngắm nhìn cơ thể của bạn hay những người xung quanh qua gương, ngay cả âm nhạc vốn có thể mang lại sự thư giãn nhưng cũng dễ dàng xao nhãng sự tập trung.

  1. Giữ im lặng

Sự im lặng là điều kiện tiên quyết trong Yoga Cổ Điển, không chỉ là quy tắc mà còn là sự tôn trọng bản thân và những người xung quanh. Tiếng trò chuyện dù chỉ nhỏ nhẹ cũng có thể phá vỡ sự kết nối tinh tế giữa cơ thể, hơi thở và năng lượng, ảnh hưởng đến hiệu quả luyện tập.

Trên hành trình tìm về Yoga cổ điển, hãy nhớ rằng kho tàng trí tuệ trường tồn qua ngàn năm, mang đến chìa khóa mở ra cánh cửa tiềm năng vô tận ẩn sâu trong mỗi con người. Yoga cổ điển ẩn chứa tinh hoa cao quý và mục đích tối thượng của Yoga – sự hợp nhất hoàn hảo giữa tinh thần, thể xác và tâm hồn. Hơn cả một bài tập thể dục, Yoga cổ điển là hành trình hướng đến sự tự nhận thức sâu sắc, dẫn dắt bạn đến với bình an nội tâm và viên mãn tinh thần. Mỗi tư thế, mỗi nhịp thở đều mang ý nghĩa và tác động tinh tế, giúp bạn kết nối với bản thân một cách trọn vẹn và khai mở những tiềm năng ẩn khuất. Hãy dấn thân vào hành trình Yoga cổ điển ngay hôm nay để tự mình khám phá sức mạnh biến đổi diệu kỳ. 

Sadhguru là ai? Tiểu sử, Cuộc đời & Hành trình Tâm Linh

Tất Tần Tật Về Sadhguru: Tiểu Sử, Gia Đình Và Những Thành Tựu Tâm Linh

Sadhguru tên thật là Jaggi Vasudev, là một bậc thầy Yogi, nhà thần bí nổi tiếng và có ảnh hưởng trên toàn thế giới hiện nay. Sinh ngày 3 tháng 9 năm 1957 tại Mysore, Ấn Độ, ông không chỉ là một Yogi mà còn là một nhà văn, diễn giả và nhà hoạt động xã hội. Qua nhiều thập kỷ, Sadhguru đã hướng dẫn hàng triệu người qua các khóa học về yoga và thiền định, đồng thời truyền cảm hứng về cuộc sống có nhận thức và tâm linh. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn chi tiết về tiểu sử, tuổi tác, gia đình và hành trình tâm linh của Sadhguru.

1. Tuổi thơ dữ dội

  

Cha ông là B.V. Vasudev một bác sĩ nhãn khoa và mẹ là Susheela Vasudev. – Nguồn: Quora

 Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã bộc lộ sự tò mò và khát khao khám phá thế giới xung quanh rất mãnh liệt. Sadhguru thường dành nhiều thời gian hòa mình trong thiên nhiên, leo núi và khám phá các khu rừng gần nhà. Sự gắn kết sâu sắc với thiên nhiên đã định hình nhiều giá trị và triết lý sống sau này của ông.

Cha của ông là B.V. Vasudev, một bác sĩ nhãn khoa, thường xuyên lo lắng khi Sadhguru không biết sợ bất cứ thứ gì. Ông thích khám phá mọi thứ, từ leo trèo lên những ngọn cây cao đến bơi lội trong các dòng sông mạnh. Một trong những sở thích đặc biệt của ông là bắt và nuôi rắn. Sự táo bạo và tò mò đã giúp ông hiểu sâu hơn về thế giới tự nhiên và phát triển một mối liên kết đặc biệt với thiên nhiên. Ngược lại, ông lại không mấy hứng thú với việc học hành. Sadhguru thường bỏ qua các bài giảng và thay vào đó, tìm niềm vui trong các cuộc phiêu lưu và khám phá cá nhân.

Một trong những sở thích đặc biệt khác của ông là có thể dành hàng giờ đồng hồ chỉ để ngồi nhìn chằm chằm vào một thứ. Từ việc quan sát chi tiết các hiện tượng tự nhiên cho đến sự tĩnh lặng nội tâm, ông dần dần tìm thấy niềm vui chỉ bằng việc nhắm mắt lại và ở một mình. Điều này đã giúp ông phát triển sự tập trung và khả năng thiền định từ rất sớm.

Sau khi tốt nghiệp trung học ở Mysore, ông thường xuyên lái xe moto xuyên suốt Ấn Độ để thỏa mãn khát khao khám phá và tự do của mình. Chỉ khi hết tiền đổ xăng, ông mới nghĩ đến việc kinh doanh để kiếm tiền tài trợ cho những cuộc phiêu lưu này. Ông dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh và trở thành một doanh nhân thành công.

Ông đã thành lập một công ty xây dựng, cùng với việc quản lý trang trại gia súc. Những hoạt động kinh doanh này đã giúp ông có được nền tảng tài chính vững chắc và kinh nghiệm quản lý trước khi ông hoàn toàn dành tâm huyết cho hành trình tâm linh.

2. Gia đình của Sadhguru

 Sadhguru kết hôn với Vijayakumari, và họ có một cô con gái tên là Radhe Jaggi. – Nguồn: Isha Foundation

Cha ông là tiến sĩ Vasudev, một bác sĩ nhãn khoa, và mẹ là Susheela Vasudev. Sadhguru có một anh trai và hai chị gái.

Năm 1984, Sadhguru kết hôn với Vijayakumari, và họ có một cô con gái tên là Radhe Jaggi. Họ không chỉ là một cặp vợ chồng thông thường, mà còn là đồng đội trong hành trình tinh thần và xã hội. Sự hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa họ đã tạo nên một tổ ấm đầy yêu thương cho cả gia đình.

Dưới sự hướng dẫn của Sadhguru, Vijayakumari đã theo đuổi một quá trình yoga cảm xúc đặc biệt, và thông qua sự tu luyện, bà đã đạt đến đỉnh cao của sự thức tỉnh tinh thần. 

Con gái của Sadhguru, Radhe Jaggi, là một vũ công và đã kết hôn với Sandeep Narayan, một ca sĩ cổ điển nổi tiếng đến từ Chennai, vào năm 2014. Đời sống của Sadhguru và gia đình không chỉ phản ánh một hành trình cá nhân mà còn là một phần của hành trình tinh thần và văn hóa mà ông đã chia sẻ với hàng triệu người trên khắp thế giới.

3. Bước ngoặt lớn năm 25 tuổi ở ngọn đồi Chamundi, khởi đầu cho con đường giác ngộ

Bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc đời Sadhguru diễn ra vào năm 1982 khi ông trải qua một trải nghiệm tâm linh sâu sắc trên đỉnh núi Chamundi. Trong khoảnh khắc đó, “không còn biên giới” giữa bản thân ông và mọi vật xung quanh, tất cả hòa làm một như một phần của vũ trụ vô tận. Đó là một trạng thái của sự thống nhất tuyệt vời, khi không có ranh giới nào ngăn cách giữa bản thân và mọi thứ xung quanh.

Từ trải nghiệm này, Sadhguru không chỉ nhận ra sự liên kết sâu sắc giữa con người và vũ trụ, mà còn khám phá được ý nghĩa sâu xa của cuộc sống. Ông trở nên rõ ràng hơn về mục tiêu sống và mong muốn chia sẻ sự giác ngộ này với mọi người. Đó là điểm khởi đầu cho sứ mệnh của ông, là tạo ra một nơi an yên và truyền cảm hứng cho mọi người tìm kiếm sự bình an và ý nghĩa trong cuộc sống. Điều này đã thúc đẩy ông xây dựng một trung tâm yoga cổ điển và thiền định, nơi mà những người tìm kiếm có thể hòa mình vào hành trình tâm linh của mình một cách tự nhiên và sâu sắc.

4. Những cống hiến nổi bật trong hành trình tâm linh

a. Thành lập Isha Foundation

Isha Foundation được thành lập năm 1992 bởi Sadhguru – Nguồn: Sưu tầm

Sau thời điểm giác ngộ, Sadhguru dành nhiều năm để tinh chỉnh và hoàn thiện hiểu biết của mình về cái nhìn sâu sắc này và phương thức truyền đạt nó. Do đó, dẫn đến việc thành lập Isha Yoga, một phần của Isha Foundation, là sự tổng hợp của các kỹ thuật yoga cổ điển được thiết kế để giúp mọi người đạt được sự cân bằng và hài hòa trong cuộc sống. Chương trình này bao gồm một loạt các lớp học, khóa học và sự kiện được thiết kế để hỗ trợ cá nhân trong việc đạt được sức khỏe tốt nhất, sự thanh thản và hiểu biết sâu sắc về bản thân và thế giới xung quanh họ. 

Isha Foundation được thành lập năm 1992 bởi Sadhguru, tới nay vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ và mở rộng phạm vi trên khắp thế giới với hơn 300 trung tâm và được vận hành bởi hơn 11 triệu tình nguyện viên. Hàng triệu người trên thế giới đã biết đến trung tâm này, bước vào con đường của sự giác ngộ trên hành trình đồng hành cùng yoga và tâm linh.

Đối với Sadhguru, yoga không chỉ dừng lại ở việc chúng ta trải thảm và tập cơ thể cho dẻo dai. Mà yoga chính là sự hợp nhất, một loại công cụ mạnh mẽ giúp con người đạt được trạng thái cân bằng, khai mở trí tuệ, giác ngộ tinh thần, khám phá những giới hạn vô hình. Nhờ đó, con người sống có thiện chí, lành mạnh, cân bằng, trọn vẹn và hạnh phúc hơn.

Có rất nhiều các khóa học Yoga do Isha Foundation tổ chức, như Inner Engineer, được xây dựng nhằm giúp con người biết trân trọng cuộc sống, tận hưởng sự bình an nội tâm và sống có ý nghĩa. Ngoài ra, Isha còn tổ chức các dự án xã hội và môi trường như Action for Rural Rejuvenation, Project GreenHands, và Rally for Rivers, hướng đến việc tái tạo môi trường và hỗ trợ cộng đồng nông thôn. Khi tham gia vào cộng đồng Isha Foundation này, bạn sẽ là một mảnh ghép quan trọng của chuyển động toàn cầu, bạn có cơ hội phát triển nội tại, đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội và môi trường. 

b. Xây dựng trụ sở chính của Isha Yoga

trung tam isha yoga khóa học coimbatore

Trung tâm Isha Yoga tại Coimbatore – Nguồn: IshaFoundation

Trụ sở chính của trung tâm Isha Yoga tọa lạc tại chân đồi Velliangiri, ngoại ô của Coimbatore. Câu chuyện xây dựng trụ sở tại nơi đây cũng đầy tâm linh. Trong quá trình chọn lựa địa điểm để thành lập trung tâm, Sadhguru đã từ chối nhiều địa điểm ở Tamil Nadu, cho đến một ngày khi ông nhìn thấy ngọn đồi thứ bảy. Trầm ngâm một lúc, Sadhguru hiểu rằng mình cần đến đâu. Trước khi trở thành địa điểm được các tín đồ yoga, các tình nguyện viên đến để thúc đẩy quá trình giác ngộ, theo lời kể của Sadhguru, không hề có một con đường dẫn đến đó, hoàn toàn tách biệt. Băng qua khu rừng bao vây lấy địa điểm, ông cười mãn nguyện và nói: “This is it. We want this place.” (Dịch: “Đây rồi, nơi này chính là thứ chúng ta muốn.”). Sadhguru đã cảm nhận được sợi dây kết nối tâm linh, một lời gọi mời sâu sắc thì nơi đây.

Núi Velliangiri còn được gọi là “Kailash của phía Nam”, một trong những nơi linh thiêng nhất tại Ấn Độ, với lịch sử đầy tính tâm linh liên quan đến một trong 3 vị thần chính đáng kính của Ấn Độ giáo, vị thần Shiva.

Sadhguru biết rằng, những yếu tố bên ngoài sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc trải nghiệm và thực hành tâm linh. Một không gian yên bình và năng lượng tâm linh tự nhiên rất có lợi cho các Yogi trong quá trình khám phá và thức tỉnh tâm linh của chính họ.

Quả thật vậy, khi đến với trung tâm Yoga Isha hội tụ đủ cả 4 con đường chính của Yoga cổ điển gồm: Kriya (năng lượng), Gnana (kiến thức), Karma (hành động) và Bhakti (sự sùng kính). Nơi đây dành riêng để thúc đẩy Inner Transformation (sự chuyển đổi bên trong) và tạo ra trạng thái Well-being (hạnh phúc) của mỗi cá thể. Không dừng lại ở đó, trung tâm Isha Yoga là môi trường hoàn hảo khiến bạn nhận thức và thay đổi lối sống một cách lành mạnh hơn, không nhưng tìm kiếm những giới hạn mới của bản thân và chinh phục bằng cách phát huy hết tiềm năng của mình.

Những thành phần đến với trung tâm đa dạng về sắc tộc, văn hoá và tôn giáo trên thế giới, tình nguyện viên và cả du khách.

Sadhguru đã từng chia sẻ về “sự thánh hoá” trong văn hoá của Ấn Độ thực chất chính là một quá trình năng lượng hóa một vật. Ông sở hữu kiến thức sâu rộng về khái niệm này và đã ứng dụng nó qua việc tạo ra sự hiện diện của Dhyanalinga, Linga Bhairavi và Yogeshwar Linga… những biểu tượng quan trọng đại diện cho sự mãnh liệt và tính toàn diện tại trung tâm Isha.

c. Xây dựng và thánh hiến Dhyanalinga

Đền Dhyanalinga chính là trái tim của toàn bộ trung tâm – Nguồn: IshaFoundation

Tại trung tâm Isha, Đền Dhyanalinga – được hoàn thiện vào ngày 23 tháng 6 năm 1999, chính là trái tim của toàn bộ trung tâm. Không gian của đền đề cao việc nâng cao trải nghiệm tâm linh, cấu trúc và thiết kế bên trong được Sadhguru tạo ra. Hàng nghìn tín đồ trên thế giới đổ về nơi đây hàng năm mới khát khao mở mang trí tuệ, khai sáng tâm trí và thực hành tâm linh.

Có rất nhiều điều thú vị xoay quanh Đền Dhyanalinga khiến nhiều người say đắm. Đây không chỉ là một nơi thiêng liêng dành cho những ai tìm kiếm sự thanh thản và sâu lắng trong tâm hồn mà còn là kiệt tác kiến trúc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Tâm điểm của đền là Dhyanalinga, một linga yoga không hề giống bất kỳ linh vật nào khác trên thế giới. Cụm từ “Dhyanalinga”, được kết hợp giữa “Dhyana” – mang ý nghĩa là thiền định trong tiếng Sanskrit, và “Linga” – chính là biểu tượng của vũ trụ. Mang nguồn năng lượng thuần tuý mạnh mẽ, được thiết kế để hỗ trợ và nâng cao trải nghiệm thiền định cho mỗi cá nhân đến đây. Dhyanalinga chính là cánh cửa dẫn đến sự giác ngộ và giải phóng tâm linh.

Kiến trúc được xây dựng đặc biệt tạo ra với một sự chú ý tỉ mỉ đến chi tiết, là dạng không gian mở để đảm bảo nhiệt độ luôn mát mẻ bất chấp nắng nóng của khí hậu bên ngoài. Đặc biệt hơn nữa, Dhyanalinga không có bất cứ ràng buộc nào về tôn giáo nào, hoàn toàn rộng mở cho tất cả mọi người với mọi tín ngưỡng và văn hoá. Khách tham quan đơn thuần có thể ngồi lặng lẽ, thiền định, cảm nhận niềm yên bình lan tỏa từ trung tâm này. Không gian trong đền hoàn toàn tĩnh lặng, tạo nên một không gian đậm chất thiền định. Điều này làm cho nó trở thành điểm đến rất lý tưởng đối với những ai muốn thoát khỏi nhịp sống hối hả, đến một nơi để tái tạo năng lượng, và cao cả hơn là khám phá sâu hơn về bản thân.

d. Xây dựng tượng Adiyogi Shiva

Tượng Adiyogi Shiva trở thành tượng Shiva lớn nhất trên thế giới – Nguồn: Sưu tầm

Sadhguru đã xây dựng tượng Adiyogi Shiva cao 112 mét tại trung tâm yoga của mình, Isha Foundation, ở Coimbatore, Ấn Độ. Ý tưởng của việc xây dựng tượng này bắt nguồn từ nhu cầu truyền bá tri thức và phương pháp yoga truyền thống cho mọi người, không phân biệt tôn giáo hay quốc gia. 

Quá trình xây dựng tượng Adiyogi Shiva đã tiêu tốn nhiều năm và công sức của hàng trăm nghệ nhân và kỹ sư. Tượng được chế tác từ thép không gỉ và được thiết kế một cách tỉ mỉ với đầy đủ chi tiết của một Yogi đầu tiên. Với chiều cao 112 mét, tượng Adiyogi Shiva trở thành tượng Shiva lớn nhất trên thế giới.

Sadhguru hy vọng rằng tượng Adiyogi Shiva được xây dựng như một biểu tượng để nhắc nhở về các khả năng kỳ diệu tiềm ẩn bên trong con người, đồng thời tôn vinh tinh thần của yoga và tạo ra một biểu tượng vĩ đại để khích lệ những người tìm kiếm con đường tâm linh và sự giác ngộ.

5. Những đóng góp to lớn của Sadhguru về mặt xã hội

 Chiến dịch Cauvery Calling phục hồi dòng sông quan trọng nhất Ấn Độ – Nguồn: @IshaFoundation

Không chỉ là nhà huyền bí, yogi, mà Sadhguru còn là nhà giáo dục, truyền cảm hứng, lan toả điều tích cực đến con người trong hành trình tìm kiếm sự bình an và niềm hạnh phúc. Ông còn cống hiến các tài liệu và bài giảng, Sadhguru đã chắp bút những đầu sách đem đến cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, cái chết, và vũ trụ, góp phần thay đổi quan điểm và cách sống của nhiều người.

Isha Foundation và tất nhiên cả Sadhguru rất quan tâm đến những vấn đề về môi trường, ông và tổ chức đã phát động phong trào sinh thái tại Ấn Độ nhằm thúc đẩy giải quyết các vấn nạn về đất, nước và biến đổi khí hậu. Phong trào này nhận được sự quan tâm, ủng hộ nồng nhiệt của quốc tế và thậm chí còn nhận được trợ lực từ IUCN và Liên Hợp Quốc.

Điển hình như chiến dịch “Cauvery Calling”, một chiến dịch nỗ lực để phục hồi một trong những dòng sông quan trọng nhất Ấn Độ – dòng sống Cauvery với việc trồng 242 crore cây, cũng là một lời kêu gọi quyết liệt cho hành tinh chúng ta.

Kế tiếp, Sadhguru còn là một nhà lãnh đạo xã hội, thông qua các dự án như Isha Vidhya, nhằm cung cấp giáo dục cho trẻ em nghèo khó tại các vùng nông thôn Ấn và Action for Rural Rejuvenation (ARR) nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng người dân sống ở nông thôn. Ông còn được coi là một trong 50 người ảnh hưởng nhất Ấn Độ. Qua những cống hiến to lớn và xuất sắc, Chính phủ Ấn Độ đã trao cho Sadhguru – giải thưởng dân sự cao quý – Padma Vibhushan vào năm 2017.

Cuối cùng, Sadhguru thường xuyên được mời tham dự các diễn đàn quốc tế và gặp gỡ với các nhà lãnh đạo thế giới để thảo luận xoay quanh các chủ đề liên quan đến tinh thần học, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. về các vấn đề từ tinh thần học đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Khả năng truyền đạt linh hoạt, sự uyên bác trong kiến thức và giàu trải nghiệm đã giúp ông có thể tiếp cận và chia sẻ đến các nền văn hóa và truyền bá thông điệp của mình tới những đối tượng khán giả rộng lớn. Ông đã từng là diễn giả tại nhiều diễn đàn Quốc tế như Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Hội nghị COP về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc, và Hội nghị Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc, đồng thời các hội nghị giáo dục quốc tế và Hội nghị Hòa bình Thế giới của MIT. Ngoài ra, Sadhguru còn là khách mời đặc biệt của những tập đoàn lớn như Microsoft, Google và TED. Sự góp mặt của ông trong các diễn đàn này giúp nổi bật vị thế của cái tên Sadhguru trên quốc tế và cũng thể mối quan tâm của việc kết nối tâm linh và tư duy bền vững về tương lai của nhân loại và hành tinh của chúng ta.

Năm 2020, tại trường Y Harvard và Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess đã thành lập nên trung tâm nghiên cứu đã lĩnh vực, Hành tinh ý thức, nơi đã diễn ra những cuộc thảo luận ý nghĩa và sâu sắc với các nhà khoa học để làm bật lên mối liên hệ mật thiết giữa ý thức, nhận thức và tiềm năng tiềm ẩn của con người.

Uyên bác và sâu sắc là hai tính từ thường được miêu tả vè Sadhguru. Thông qua việc chia sẻ tri thức và kinh nghiệm, ông đã và đang tiếp tục ảnh hưởng đến thế giới, nỗ lực hết mình bảo vệ môi trường, và những đóng góp vào các dự án xã hội. Không hề nói quá khi ông được xem là một trong những tư tưởng gia tinh thần hàng đầu thế giới hiện đại, có tầm ảnh hưởng vang dội khắp các quốc gia và văn hóa.

6. Những đầu sách được chắp bút bởi Sadhguru

Tác phẩm “Inner Engineering: A Yogi’s Guide to Joy” của Sadhguru – Nguồn: Sưu tầm

Giàu hiểu biết và trải nghiệm về tâm linh, cùng với khát khao lan toả góc nhìn sâu sắc về cuộc đời này, Sadhguru đã cho ra đời những đầu sách độc đáo và giá trị, trở thành nguồn cảm hứng của hàng triệu người trên khắp mọi nơi.

Những đầu sạch nên đón đọc để hiểu rõ hơn về góc nhìn của vĩ nhân như Sadhguru, đầu tiên phải kể đến tác phẩm “Inner Engineering: A Yogi’s Guide to Joy”, nơi Sadhguru chia sẻ những kỹ thuật và triết lý thiền định, giúp người đọc có cái nhìn thấu đáo hơn về cách tạo ra hạnh phúc chính từ bên trong mỗi người.

Hay như “Death; An Inside Story”, nơi Sadhguru chia sẻ những góc nhìn độc đáo và sâu sắc về cái chết, một chủ đề thường được hạn chế đề cập đến. Ông cho người đọc một cái nhìn lạc quan, một tư duy mở hơn về cái chết.

Death; An Inside Story cho độc giả một cách nhìn tích cực, một cách tu duy mở hơn về cái chết. – Nguồn: Sưu tầm

Và cũng không thể bỏ qua cuốn “Mystic’s Musings”, tiếp cận sâu hơn về thế giới tâm linh và sự tỉnh thức.

Những đầu sách khác đào sâu hơn về kỹ thuật thiền địch như “Flowers on the Path” và “The Mystic Eye”, cách diễn đạt cuốn hút khiến người đọc như được trút bỏ những điều nặng nề của cuộc sống, khám phá một cánh cửa mới mở ra thế giới của sự thức tỉnh.

Cuốn Adiyogi: The Source of Yoga của Sadhguru chia sẻ kiến thức của mình về Yoga và Upanishad – Nguồn: Sưu tầm.

“Adiyogi: The Source of Yoga” và “Ishavasya Upanishad: Timeless Wisdom”, là hai cuốn Sadhguru trình bày sự am tường của mình với các khái niệm cổ điển về Yoga và Upanishad, cùng với cách ứng dụng những điều sâu xa cao siêu đó vào cuộc sống thường nhật ở thế giới hiện đại này.

Nếu muốn tìm đến những lời khuyên cô động nhưng chất chứa sự thấu đáo, “Pebbles of Wisdom” sẽ khiến người đọc phải tâm đắc và gật gù chiêm nghiệm từng con chữ.

Các tác phẩm như “Kiến tạo bản thân: Chỉ dẫn sống an vui của một yogi” và cuốn “Karma – Nghiệp: Chỉ dẫn kiến tạo vận mệnh của một yogi",

Bộ sách Nghiệp và Kiến tạo bản thân – Nguồn: Sưu tầm

Các tác phẩm như “Kiến tạo bản thân: Chỉ dẫn sống an vui của một yogi” và cuốn “Karma – Nghiệp: Chỉ dẫn kiến tạo vận mệnh của một yogi”, ông đã trở thành tác giả có sách bán chạy nhất của New York Times ở một số hạng mục, không những một mà là hai lần.

Kho tài nguyên mà Sadhguru mang đến cho con người là nguồn cảm hứng tìm tòi, khơi gợi khát khao hiểu chính mình, cũng là kim chỉ nam giúp con người hiểu rõ hơn về nội tại, sống một đời có lý, có nghĩa và trọn vẹn hơn.

Tóm lại, hành trình giác ngộ của Sadhguru chính là nguồn cảm hứng bất tận cho hàng triệu người trên khắp thế giới, được hiện hữu thông qua Isha Yoga. Đó là một hành trình từ cá thể đến với cộng đồng, từ trải nghiệm cá nhân dẫn đến sứ mệnh lan toả ánh sáng tinh thần, dìu dắt con người tìm thấy sự bình yên, hạnh phúc và sự giải thoát trong bản thân họ.
Niềm đam mê bất tận với Yoga, hơn cả vậy, đó là sứ mệnh mà vũ trụ gửi đến cho ông khi đã để Sadhguru giác ngộ được năng lực bên trong mình. Với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu về Yoga, sự am hiểu tường tận, kết hợp với niềm tin vào các yếu tố tâm linh hữu hiện và cả góc nhìn thức thời, hiện đại, ông đã đặt nền móng thật vững chãi cho Isha Foundation.

Sadhguru nhận định, yoga là toàn diện, hoà hợp, tích hợp cơ thể, tâm trí và linh hồn.