Linga không chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà còn là một linh vật mang ý nghĩa về năng lượng và tâm linh. Đặc biệt Shiva Linga được biết đến như là một hình thức tập trung và thanh tẩy năng lượng cũng như sự tinh khiết tâm linh. Cùng khám phá và tìm hiểu về linh vật Linga này nhé!
Khái niệm và Ý nghĩa về Linga
“Linga” được dịch là là “hình thức” (a form) bởi không hề có một hình thái cụ thể biểu hiện. Đại diện cho Linga là một hình ellipsoid, hay ngược lại một ellipsoid hoàn hảo thì được gọi là linga. Trong quá trình thiền định, sự mở ra của một không gian (creation) mà nơi đó những ý tưởng, suy nghĩ và trải nghiệm mới xuất hiện, nằm ngoài phạm vi hiểu biết của con người. Và trên cả tầng không gian này là Shiva – vị thần và cũng là vị Yogi đầu tiên gắn liền với sự huỷ diệt và biến đổi. Khi rơi vào trạng thái thiền sâu hay được hiểu là khi không gian này được mở ra sẽ bắt đầu với linga. Vậy có thể hiểu rằng linga chính là cách cửa mở ra chiều kích không gian vô hình nhưng vô tận nằm ngoài vũ trụ.
Linga gắn liền với Shiva với cái tên được dịch theo nghĩa đen là “không tồn tại” (nothing). Khi nhắc đến “không tồn tại” nghe có vẻ là tiêu cực, nhưng khi tách nghĩa từng tiếng thì ta sẽ hiểu ý nghĩa thật sự của nó. Vạn vật trên vũ trụ tồn tại là hiện thân của vật chất, vật nằm ngoài vũ trụ là thứ không tồn tại. Đa số những ngôi đền thần Shiva hiếm khi có tượng thần cụ thể vì vốn dĩ những bức tượng đó cũng chỉ là một loại hình thức đại diện mà thay vào đó là một Linga.
Đằng sau Linga là tính khoa học mạnh mẽ, còn được gọi là khoa học của sự thánh hiến. Thông qua Linga, con người tạo ra một không gian nơi mà mọi vật trở nên mong manh, hạn chế sự hiện hữu của vật chất và tiết lộ chiều kích nằm bên ngoài của tồn tại vật chất. Khoa học này, mặc dù có thể không được hiểu rõ hoặc chấp nhận bởi các nhà khoa học hiện đại, đã tồn tại hàng nghìn năm và vẫn còn sống sót trong tâm trí của những người thực hành tâm linh.
Tính khoa học này đã được truyền đạt và bảo tồn thông qua lời dạy của những vị thánh nhân và nhà tâm linh, qua nhiều thế hệ thông qua việc thánh hiến Linga, nhưng chưa bao giờ được viết ra thành một tư liệu chính thức, bởi lẽ việc này có thể dễ dàng bị hiểu sai hoàn toàn.
Khoảng 800 đến 900 năm trở lại gần đây, tính khoa học của Linga đã bị mai một và suy thoái theo thời gian, do những tín ngưỡng mới ra đời sau này tập trung chủ yếu vào cảm xúc và niềm tin mà không còn chú trọng vào việc hiểu biết sâu sắc về khoa học này. Điều này là một tiếc nuối, vì khoa học của sự thánh hiến có thể là một nguồn lực vô cùng quý giá trong việc hiểu biết và khám phá sâu hơn về tự nhiên và vũ trụ.
Nhận thức của con người hữu hạn bởi bạn chỉ có năm giác quan, những giác quan chỉ cảm nhận và hiểu biết được những thứ tồn tại là vật chất, cụ thể là cơ thể, tâm trí, cảm xúc là năng lượng. Và tất nhiên vốn vì thế mà bạn cũng chẳng thể cảm nhận được những gì đang không tồn tại mà không phải dưới hình thái vật chất.
Linga không chỉ đơn thuần là hiện thân của sự toàn năng mà còn tượng trưng cho sự cân bằng, hòa quyện giữa tính nam (Yang) và tính nữ (Yin). Theo triết lý của Sadhguru, Linga tượng trưng của Shiva thể hiện sức mạnh, cứng cáp và tính nam, trong khi Shakti đại diện cho sự mềm mại, nhu hoá và tính nữ. Gowripeetam hoặc Avudaiyar, là biểu tượng của tính nữ, được kết hợp với Linga tạo nên sự cân bằng và hoàn thiện giữa hai nguyên tố này.
Theo triết lý yoga, cơ thể con người ẩn chứa 114 luân xa, trong đó 7 luân xa chính tạo nên những vòng xoáy năng lượng chủ đạo. Linga được ví như những trung tâm năng lượng, dẫn dắt nguồn năng lượng vũ trụ vào các luân xa này. Việc tôn thờ và trân trọng Linga tựa như nghi thức tôn vinh vật linh thiêng, giúp con người kết nối với nguồn năng lượng vũ trụ, từ đó thúc đẩy sự thức tỉnh và phát triển tinh thần. Vai trò của Linga trong tiến trình phát triển tinh thần và trí tuệ của con người từ đó được hé mở một cách sâu sắc.
Một Linga được thánh hiến như thế nào?
Thánh hiến là gì? Thánh hiến là quá trình tạo ra năng lượng và sự linh thiêng của bất cứ đồ vật nào. Theo Sadhguru từng chia sẻ, ông có thể tạo ra năng lượng cao nhất cho mọi vật, kể cả chỉ là một tờ giấy. Người chạm vào tờ giấy đó sẽ cảm nhận sự khác nhau giữa trước và sau. Vấn đề là, tờ giấy chẳng thể duy trì được nguồn năng lượng quý báu này. Với Linga, nếu được tạo ra hoàn hảo, nó sẽ là một kho báu năng lượng vĩnh cửu.
Những Linga có cơ sở khoa học thường được tạo ra bởi những siddha hay các yogi tạo ra, bởi họ coi sự giải thoát chính là một quá trình mang tính khoa học. Để đạt được trạng thái năng lượng cao nhất cho một Linga, cần sử dụng đến hình thức Pratistha – một hình thức nhờ năng lượng sống thay vì những nghi lễ hoặc thần chú. Bởi nhờ vào năng lượng sống này, Linga sẽ trở nên vĩnh cửu dù cho thế giới này có tận diệt.
Mối quan hệ của Linga đối với quá trình thực hành Yoga
Như những bài viết trước đã chia sẻ về ý nghĩa của Yoga Cổ điển, quá trình thực hành Yoga không chỉ là rèn luyện về mặt vật chất mà là sự kết nối của cơ thể, suy nghĩ, cảm xúc và năng lượng bên trong mỗi người để từ đó chạm đến sự giác ngộ tâm linh, mở ra những không gian không giới hạn. Vật Linga có ý nghĩa như thế nào với việc luyện tập Yoga?
Sadhana cơ bản nhất của Yoga – là những hình thức thực hành Yoga bao gồm thiền định, các tư thế, pranayama (thực hành kiểm soát hơi thở), mantra (ngâm thần),… với mục tiêu là Bhuta Shuddhi tượng trưng cho năm yếu tố tự nhiên mà một cơ thể vật lý được tạo thành bởi đất, lửa, gió, nước và không gian. Để đạt được trạng thái tâm linh thì cần vượt ra khỏi sự giới hạn của thể chất tồn tại dưới 5 yếu tố đó. Ở mỗi yếu tố, sẽ có những hình thức thực hành riêng. Nhằm phục vụ cho quá trình vượt qua từng yếu tố, ở phía Nam Ấn Độ đã có năm ngôi đền được xây dựng cùng với 5 linga tương ứng với mỗi yếu tố: Thieuvan Kaval (nước), Chidambaram (không gian), Kalahasti (không khí), Kanchipuram (đất) và Thiruvannamalai (lửa).
Các loại Linga bạn có thể bạn chưa biết
Linga được sinh ra một cách tự nhiên, được gọi là Swayambhu-linga, hiện diện trong hang động tại vùng Amarnath, ở bang Jammu phía Bắc. Sự hình thành của Linga này xuất phát từ những mảng đá được tạo thành bởi những giọt nước lăn xuống từ đỉnh hang, tạo thành dạng thạch nhũ. Nó cũng được gọi là Linga băng Shiva, với quan niệm rằng nó là biểu tượng của sức mạnh sáng tạo và phá hủy. Quá trình hình thành của Linga này kéo dài hàng nghìn năm, trong đó từng mảng đá được tạo thành từ sự tích tụ của khoáng chất từ nước và thời gian. Điều này tạo ra một Linga tự nhiên với vẻ đẹp và ý nghĩa tôn giáo sâu sắc, được người ta tôn vinh và tôn thờ từ hàng thế kỷ.
Pratisthite-linga dùng để chỉ những biểu tượng Linga thiêng liêng được bàn tay con người khéo léo chế tác từ đá, gỗ hoặc đá quý,, mỗi Pratisthite-linga được tạo ra với lòng tôn kính và sự sáng tạo. Chúng là hiện thân của thần Shiva, vị thần tối cao trong Hindu giáo, tượng trưng cho sức mạnh nguyên sơ của vũ trụ, biểu tượng của sức mạnh sáng tạo và phá hủy. Đôi khi, đất sét hoặc kim loại cũng trở thành chất liệu để những nghệ nhân tài ba thổi hồn vào Pratisthite-linga. Mỗi tác phẩm là một sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật điêu luyện và tâm hồn nghệ sĩ, tạo nên những kiệt tác độc đáo, phản ánh sự sáng tạo vô tận của con người.
Trong số những Pratisthite-linga, một số được điêu khắc tinh xảo thành hình mặt người, thậm chí là chân dung của thần Shiva. Những tác phẩm này, được gọi là mukhalinga, từ “mukha” mang ý nghĩa “mặt” trong tiếng Phạn, không chỉ đơn thuần là những tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của sự kết nối sâu sắc giữa con người và thần linh. Việc tạo ra mukhalinga thể hiện lòng thành kính và sự sùng bái tuyệt đối đối với thần Shiva, vị thần tối cao trong Hindu giáo. Pratisthite-linga và mukhalinga không đơn thuần là biểu tượng tôn giáo, mà còn là những tuyệt tác nghệ thuật, là minh chứng cho tài năng và lòng tôn kính của con người đối với vị thần tối cao Shiva. Chúng còn là những di sản văn hóa vô giá, ghi dấu ấn lịch sử về sự phát triển rực rỡ của văn hóa và tôn giáo Hindu qua hàng ngàn năm.
Jyotirlinga không đơn thuần chỉ là một công cụ mà còn là biểu tượng của sức mạnh to lớn, được thánh hiến thông qua sự kết hợp giữa năng lượng của con người và sức mạnh từ thiên nhiên. Trong văn hoá Ấn Độ, chỉ có tồn tại 12 Jyotirlinga, ở mỗi địa điểm đều mang ý nghĩa địa lý và thiên văn sâu sắc. Sự tồn tại của những Jyotirlinga được coi là đặc biệt đáng kinh ngạc, bởi ngay cả khi một số trong số chúng không còn nguyên vẹn như trước, năng lượng của chúng vẫn tiếp tục tồn tại với sức mạnh mạnh mẽ không ngừng. Điều này là một minh chứng cho quyền năng của những Jyotirlinga trong lòng người dân Ấn Độ.
Sự hiện diện của những Jyotirlinga vượt xa ý nghĩa của một biểu tượng tôn giáo hay nguồn năng lượng mạnh mẽ. Chúng là ngọn lửa thắp lên niềm cảm hứng, là nguồn sức mạnh tinh thần cho hàng triệu người. Mỗi Jyotirlinga mang trong mình một câu chuyện độc nhất, kể về sự linh thiêng và quyền năng vô biên của thần Shiva.
Dhyanalinga là gì?
Ở Isha Foundation, trung tâm Yoga được sáng lập bởi Sadhguru, một nhà tâm linh và yogi có tầm ảnh hưởng lớn đến Ấn Độ và cả thế giới, có Dhyanalinga. Vậy nó là gì?
Guru được hiểu là những “người thầy” hay “người hướng dẫn” trong hành trình tâm linh và phát triển bản thân vì sự giới hạn của con người thông qua 5 giác quan đã vô tình giam lỏng những khả năng vượt trội khác của tâm trí con người. Đây là hình thức ưu tiên những cách tiếp cận được chính mình hoặc hợp lý hoá qua sự tìm kiếm, nghiên cứu và kiểm chứng và bỏ qua một yếu tố rất quan trọng, đó là trực giác. Trực giác là con đường ngắn nhất để đạt đến sự hiểu biết và thức tỉnh. Bằng trực giác, đã có nhiều người tìm đến các vị Guru vĩ đại – những người tạo ra những trung tâm dồi dào năng lượng dành cho những ai theo đuổi hành trình tâm linh. Cụ thể nhất là Dhyana Linga, tiểu tượng của khoa học yoga và năng lượng vĩnh cửu.
“Chỉ cần ngồi im lặng vài phút trong phạm vi Dhyana Linga là đủ để khiến ngay cả những người chưa biết về thiền cũng trải qua trạng thái thiền định sâu sắc.” – Sadhguru từng nói.
Tách nghĩa của cụm từ theo tiếng Phạn, “Dhyana” là “thiền” và “linga” có nghĩa là “hình thức”, như đã giải thích ở phần trên, điều này cho thấy sự kết hợp giữa sự tĩnh lặng và hình thức vật chất trong việc thánh hiến Linga. Sadhguru cũng thông qua prana-pratistha để dâng Linga lên đỉnh cao nhất của nó đến mức không có hình dạng cụ thể, và sau đó tập trung năng lượng vào một điểm duy nhất, được gọi là khoá năng lượng. Điều này tạo ra một kho báu năng lượng vĩnh viễn, như là cách mà Dhyana Linga, một trong những Linga quan trọng nhất, đã được thánh hiến.
Không giống như hầu hết các Linga khác ở Ấn Độ, vốn chỉ đại diện cho một hoặc hai luân xa, Dhyana Linga sở hữu khả năng thiết lập mức năng lượng tối ưu cho toàn bộ 7 luân xa. Điều này chứng tỏ sức mạnh vô song và khả năng toàn diện của Dhyana Linga trong việc đánh thức và cân bằng nguồn năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể con người.
Nhìn chung, Linga đã vượt xa ý nghĩa của một biểu tượng tôn giáo đơn thuần. Nó là cánh cổng thần bí dẫn lối đến cõi tâm linh vô tận, nơi mỗi người được đánh thức và hòa mình vào vũ trụ bao la. Linga tựa như ngọn hải đăng soi chiếu, giúp ta khám phá những tiềm năng ẩn giấu sâu thẳm bên trong, vượt lên trên mọi giới hạn của vật chất hữu hình. Đó chính là ý nghĩa thiêng liêng và sứ mệnh cao cả mà Linga mang trong mình trên hành trình tâm linh của mỗi con người.